Nhiều trẻ tự kỷ gặp các khó khăn về dinh dưỡng như ăn quá ít, quá nhiều, hoặc chỉ ăn một số ít loại thực phẩm. Các tình trạng này có thể có nhiều nguyên nhân.
Chứng “chán ăn tâm thần”
Vào năm 1985 ở Thụy Điển, một nghiên cứu được thực hiện về chứng “chán ăn tâm thần” (anorexia nervosa), một rối loạn bao gồm trải nghiệm cơ thể bị xáo trộn, kiểm soát khắt khe lượng thức ăn tiêu thụ và sụt cân trầm trọng. 51 trẻ 15 tuổi đạt các tiêu chí chẩn đoán mắc chứng này được quan sát trong vòng 18 năm. Một số trẻ trong nhóm này cũng được chẩn đoán tự kỷ. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tự kỷ và chán ăn tâm thần phần nào khai sáng lí do chán ăn tâm thần thường đi kèm với tự kỷ, nhất là ở nữ giới.
Về điểm khởi đầu của chứng chán ăn tâm thần, miêu tả của những người trực tiếp trải qua đều nhất quán đến kỳ lạ: “Tôi cảm thấy mất kiểm soát đối với mọi thứ xung quanh và thứ duy nhất tôi kiểm soát được là cơ thể của tôi.” Chi tiết này có lý trong bối cảnh rối loạn này thường xuất hiện: tuổi thanh thiếu niên, một giai đoạn trong đời mà không ngừng trở nên mất kiểm soát hơn, khi các mối quan hệ trở nên phức tạp, cơ thể biển đổi hoàn toàn và đòi hỏi đối với học tập tăng cao. Mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này còn giới hạn, một giả thuyết cho rằng các yếu tố này cũng kích thích sự từ chối thức ăn trầm trọng ở các trẻ tự kỷ thanh thiếu niên nói chung.
Nguyên nhân từ vấn đề giác quan
Người tự kỷ nói chung và đặc biệt các nữ giới tự kỷ thường đặc biệt nhạy cảm và bị kích thích quá mức bởi thế giới giác quan bên trong lẫn bên ngoài cơ thể họ.
Một học thuyết cho rằng từ chối tiêu thụ thức ăn giúp ngăn chặn việc hệ thống sinh lý học cơ thể trải nghiệm một loạt các kích thích xã hội và giác quan phức tạp diễn ra trong giai đoạn thanh thiếu niên mà làm các nữ giới tự kỷ rất khó xử lý và nắm bắt.
Một học thuyết khác cho rằng việc tự bỏ đói và sự xụt cân đi kèm có thể chặn bỏ các dấu hiệu và cảm giác từ cơ thể. Khi ở trạng thái bị bỏ đói, cơ thể hoạt động chậm lại: tim đập chậm đi, dạ dày giảm hoạt động và chu kì kinh nguyệt ngừng diễn ra. Việc này tạo nên một trải nghiệm ổn định, dễ đoán trước. Do đó, các nữ giới nhạy cảm với cơ thể của họ có thể cảm thấy dễ chịu khi ở trạng thái bị bỏ đói.
Một học thuyết liên quan cho rằng trạng thái bị bỏ đói giúp trẻ cảm thấy khuây khỏa ở chỗ đầu óc tập trung vào các nhu cầu cơ bản đơn giản, và đóng tâm trí đối với các mối quan tâm, kích thích phức tạp. Nói chung, nhiều giả thuyết cho rằng cơ chế bỏ đói được sử dụng như một cách để đơn giản hóa hoặc trốn thoát các thách thức quá phức tạp của cuộc sống.
Giải pháp cho các vấn đề về thực phẩm
Đường lối điều trị cần giải quyết và đáp ứng các khía cạnh này. Mặc dù nhiệm vụ căn bản là đảm bảo rằng trẻ nạp đủ thức ăn, các quy trình trị liệu sẽ không hiệu quả nếu chúng không bao gồm các cách thức giúp trẻ đối phó với sự nhạy cảm giác quan và các thách thức xã hội của tuổi thanh thiếu niên. Quá trình điều trị cũng cần đáp ứng những lợi ích tâm lý mà hành vi giới hạn thức ăn mang tới bằng các cách khác lành mạnh hơn khi trẻ bắt đầu ăn uống ổn định trở lại. Khi làm vậy, các trẻ sẽ cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng.
– Tư vấn viên Dương Mạnh Quân –
Xem thêm bài viết khác cùng tác giả: Tự kỷ và các vấn đề về cảm xúc