Tự kỷ là một rối loạn về thần kinh làm cho hệ thần kinh thường thiếu đồng bộ với môi trường xung quanh. Điều này thể hiện rất rõ trong các khó khăn của hệ thần kinh khi xử lý các thông tin giác quan đầu vào. Vì hệ thần kinh gặp khó khăn trong việc xử lý các thông tin giác quan một cách hiệu quả, nó thường bị rối loạn, thiếu tổ chức, và bị quá tải. Trẻ thường sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh số lượng và cường độ của các kích thích để giữ cho hệ thần kinh bình tĩnh, có tổ chức và tập trung. Trẻ có thể đang thiếu năng lượng và chậm chạp ở một thời điểm nhưng lại quá tải và lo lắng ngay sau đó.
Để có được sự thăng bằng mà hệ thần kinh cần, các nhà trị liệu hoạt động được đào tạo về rối loạn xử lý cảm giác đã thiết lập các chế độ cảm giác để giúp hệ thần kinh bình tĩnh và có tổ chức để đạt được trạng thái phấn khích tối ưu.
Áp dụng chế độ cảm giác trong can thiệp trẻ tự kỷ
Một chế độ cảm giác là một lịch trình được thiết lập rất cẩn thận của các hoạt động cảm giác, trong suốt một ngày, để giúp cho hệ thần kinh được bình tĩnh, có tổ chức và tập trung. Đó là một hệ thống cân bằng giữa các hoạt động cảm giác cần được thực hiện thường xuyên trong ngày. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng, tăng tập trung và tối ưu hoá khả năng học và thích nghi của trẻ với các đòi hỏi hàng ngày.
Khi trẻ quá phấn khích, các hoạt động bình tĩnh và có tổ chức sẽ làm thăng bằng lại hệ thần kinh. Khi trẻ thiếu năng lượng, các hoạt động kích thích sẽ làm tăng mức độ tỉnh táo. Một khi hệ thần kinh ở trong trạng thái phấn khích tối ưu, thì một lượng các kích thích có tổ chức có thể duy trì trạng thái tỉnh táo vừa đủ.
Thiết kế chế độ cảm giác cho trẻ tự kỷ
Khi thiết kế chế độ cảm giác, có thể là một phần của việc đánh giá, nhà hoạt động trị liệu sẽ lập một danh sách các cảm giác trẻ thích và những gì trẻ nhạy cảm để tạo ra một hồ sơ cho trẻ. Theo hồ sơ này, nhà trị liệu sẽ tìm các kích thích nào làm trẻ bình tĩnh (ví dụ, áp lực sâu, đu đưa chậm…), cái gì làm trẻ phấn khích (nhảy, xích đu, nhai những đồ ăn nhẹ và cứng), các kích thích gì trẻ tìm kiếm (thích thú) và những gì trẻ tránh (nhạy cảm).
Từ đó nhà trị liệu có thể thiết kế một thời khoá biểu các hoạt động trong ngày của trẻ làm cho hệ thần kinh của trẻ được bình tĩnh và có tổ chức. Thường thì một số các hoạt động cụ thể sẽ được gợi ý để đưa vào trong lịch sinh hoạt hàng ngày (có thể thực hiện 2h một lần) như là một quy trình tiêu chuẩn để giữ cho trẻ có tổ chức, và thêm vào đó cho trẻ các hoạt động bình tĩnh hoặc kích thích nếu cần phụ thuộc vào mức độ phấn khích của trẻ.
Hoạt động làm trẻ bình tĩnh
- Xoa người với kem
- Ánh đèn dịu nhẹ
- Dãn người
- Nhai kẹo cao su
- Mút
- Các đồ chơi cầm tay
- Các chuyển động làm bình tĩnh, theo nhịp điệu
- Các hoạt động thể chất thư giãn
- Mát xa áp lực sâu
- Ngồi trên ghế lười (bean bag), gối to
- Nhạc nhẹ
- Nén khớp
- Bánh kẹp, ép gối
- Miếng đệm trên đùi
- Áp lực sâu hoặc áo nặng
- Ôm, âu yếm
- Đu đưa chậm
Hoạt động kích thích trẻ
- Xoa mạnh
- Cù lét
- Đá, nhún và ném bóng
- Ánh đèn chói
- Nhạc to, nhanh
- Chơi nước lạnh
- Đồ chơi cầm tay
- Nước uống có ga
- Đẩy, kéo, chạy, nhảy, đỡ vật nặng
- Các chuyển động nhanh (xích đu, bạt dù, bóng trị liệu)
- Các thứ có vị và mùi mạnh (bạc hà, nước hoa)
- Ngồi trên ghế chữ T hoặc ghế hơi
- Các hoạt động thể chất
- Nhảy
Một chế độ cảm giác được can thiệp hiệu quả sẽ giúp trẻ tự kỷ bình tĩnh, tỉnh táo và có tổ chức.
Bill Nason – Autism Discussion Page
Chuyên gia Lê Thị Phương Hoa biên dịch
Nhờ cô giúp ạ. Bé nhà e rất thích cầm đồ vật trong tay, cho đồ chơi hoặc các đồ linh tinh vào mồm như lá cây, hạt xốp, bông … Cô có thể chia sẻ giúp em các bài mattxa để giúp con giảm bớt hành vi đó không ạ. Cảm ơn cô
Chào mẹ ạ,
Theo như mẹ kể thì có thể con đang tìm kiếm cảm giác vùng miệng để kích thích giác quan. Gánh Xiếc gợi ý cho mẹ một số hoạt động sau đây để giảm hành vi cho con:
– Sử dụng các đồ vật thay thế cho con như thanh cắn, vá cơm hoặc bàn chải đánh răng để con nhai thỏa mãn cảm giác vùng miệng nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh và an toàn.
– Thực hiện các động tác mát xa đơn giản quanh vùng miệng, mặt, cổ, gáy, vai như xoa, vuốt, ấn nhẹ để kích thích giác quan.
– Tăng các hoạt đổng thể chất cho con như bơi, leo trèo, đi bộ, chạy, nhún nhảy trên bóng yoga, trampoline, đạp xe, ném bóng để bạn được giải tỏa năng lượng.
Khi áp dụng mẹ chú ý giải thích nhẹ nhàng và cụ thể để bạn có thể hiểu và nắm bắt được thông tin, chỉ thực hiện khi con chấp nhận và cảm thấy thoải mái, tránh việc bắt ép để xảy ra mâu thuẫn ảnh hưởng tới kết nối giữa hai mẹ con mẹ nhé.
Nhờ cô giúp ạ. Bé nhà em có rối loạn thị giác( nhìn hếch mắt lên cao), thính giác bé nhạy cảm với 1 số âm thanh như tiếng xe máy nổ, tiếng máy khoan, tiếng máy tông đơ cắt tóc, tiếng nhạc đồ chơi, nhưng lại tim kiếm ( tiếng bánh xe đồ chơi khi đủn), tìm kiếm vị giác ( thích đưa đồ vật vào miệng), cảm thụ bản thể( không phân biệt nóng, lạnh, kb ai có ng đang sờ vào ng mình) tiền đình ( chạy nhảy, xoay tròn, vẩy tay) ạ. Cô có thể chia sẻ giúp e cách massage hoặc các phương pháp giúp bé với ạ