Ai có thể gặp sang chấn phát triển?
Trẻ gặp sang chấn đầu đời thường bị chuẩn đoán nhầm bởi các nhà chuyên môn vì họ không hiểu tác động của sang chấn. Thường đó là những đứa trẻ được chẩn đoán là hư, tự kỷ, tăng động giảm chú ý hay có các vấn đề về hành vi, và các chẩn đoán này làm cho người lớn phản ứng theo cách nhiều khi cản trở sự phát triển của chúng.
Có thể các nhà chuyên môn không tập trung vào những trải nghiệm tổn thương đầu đời của trẻ bởi vì họ tin rằng những trải nghiệm đó không liên quan gì đến các vấn đề hiện tại, đặc biệt là vì các vấn đề đó trông không giống gì sang chấn.
Hoặc những người đó nghĩ rằng trẻ đã không trải qua các sang chấn. Các hành vi phức tạp và thách thức của trẻ khi lớn lên có thể trở nên rất bí ẩn, dẫn đến căng thẳng cao độ trong các gia đình, sự thất vọng của các nhà chuyên môn, và các nhu cầu không được đáp ứng của những người trẻ tuổi.
Thực ra những đứa trẻ nhỏ chưa sinh ra đã có thể phải chịu đựng các sang chấn với cơ thể và trí não của chúng trong bụng mẹ, ví dụ nếu như:
- Người mẹ có mối quan hệ bạo lực với chồng, với bạn bè hoặc là với các thành viên gia đình
- Người mẹ sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác
- Người mẹ có tiền sử sang chấn
- Người mẹ chịu những vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các căng thẳng độc hại
Các sang chấn của cha mẹ có thể thậm chí thay đổi cả các hình thức gen của đứa trẻ và các sang chấn trong khi mang bầu dẫn đến việc đứa trẻ được sinh ra sẽ rất nhạy cảm với các căng thẳng của cuộc sống.
Những trải nghiệm trong bụng mẹ hoặc trong bốn năm đầu đời không được đứa trẻ nhớ một cách rõ ràng, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó chính là những trải nghiệm tạo nên sự phát triển của chúng ta về sau. Cơ thể sẽ nhớ thậm chí cả khi bộ não không nhớ.
Sang chấn đầu đời có thể đến từ những thứ đáng lẽ không nên xảy ra (xâm hại, bỏ rơi, các can thiệp y tế), và đến từ những thứ không xảy ra mà đáng lẽ phải xảy ra (sự chăm sóc về mặt thể chất và tinh thần). Sự thiếu chăm sóc về mặt thể chất và tinh thần thường không rõ ràng, những đứa trẻ có cha mẹ không sẵn sàng về mặt cảm xúc hay lạnh lùng sẽ không biết đến những điều gì khác để có thể nói cho người lớn biết.
Nhưng không phải chỉ những thứ đã xảy ra, những trải nghiệm khác gây ảnh hưởng có thể giảm bớt tác động của các tổn thương đầu đời, ví dụ như những người lớn an toàn và sẵn sàng có mặt ở thời điểm xảy ra sang chấn.
Tuổi của trẻ khi xảy ra sang chấn cũng ảnh hưởng đến tác động này. Các tổn thương, căng thẳng và mất mát trong tám tuần đầu đời của đứa trẻ ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống về sau của nó. Và quan trọng nhất chính là chất lượng và số lượng của các mối quan hệ an toàn của trẻ.
Sang chấn phát triển là gì?
Sang chấn phát triển là thuật ngữ dùng để miêu tả ảnh hưởng của những sang chấn đầu đời được lặp lại hoặc là những mất mát xảy ra trong các mối quan hệ quan trọng của trẻ trong những năm đầu đời.
- Có thể là trẻ bị tách rời khỏi bố mẹ
- Trẻ bị tách rời khỏi bố mẹ bởi vì cha mẹ bị lạm dụng
- Trẻ bị bỏ rơi
- Trẻ bị bố mẹ hành hung
- Trẻ bị cho đi từ lúc sinh ra và phải trải nghiệm rất nhiều những tổn thương như sự mất mát của người chăm sóc, bị bắt nạt hoặc bị ốm đau
- Trẻ sống với một gia đình an toàn và yêu thương nhưng bị lạm dụng tình dục từ một người ngoài gia đình
- Những đứa trẻ có nhiều vấn đề về cơ thể hoặc là trải qua các can thiệp y tế
Sang chấn đầu đời đe doạ sự phát triển của trẻ theo thời gian và vì thế trẻ sẽ học các chiến lược đối phó không lành mạnh để thích nghi với các mối đe dọa. Chúng sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển được các kỹ năng sống hằng ngày cần thiết mà một đứa trẻ cần, ví dụ như kiểm soát xung động, giải quyết vấn đề hay học các thông tin mới.
Tóm lại là đứa trẻ sẽ không cảm thấy an toàn và luôn luôn sống trong trạng thái chạy trốn/chống trả/đóng băng để được tồn tại và vượt qua được những nguy hiểm thật sự hay là nguy hiểm mà nó cảm nhận.
Vấn đề là khi trẻ chuyển sang các môi trường an toàn thì các hành vi của bản năng tự vệ đó vẫn không được tắt đi. Nó vẫn tiếp tục ở trong trạng thái tự vệ và những sự kiện rất nhỏ hằng ngày cũng có thể đem lại những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ gặp sang chấn phát triển sẽ bị tắc ở trong các phần “não dưới” (primitive brain) và rất ít thông tin được truyền đến phần “não cao hơn” dành cho tư duy (cortical brain). Tất cả các nguồn lực của chúng đều được sử dụng hết để sống sót. Điều này có nghĩa còn rất ít dành cho sự phát triển các kỹ năng xử lý và ghi nhớ những thông tin mới, lý luận, chia sẻ với bạn bè hoặc anh chị em, đồng cảm với các cảm giác và ý định tích cực của người lớn.
7 tác động của sang chấn phát triển cho trẻ
Các tác động mà chúng ta nhìn thấy ở những trẻ có rối loạn phát triển có thể được đưa vào sơ đồ theo thứ tự ở phát triển của não từ thấp lên cao.
- Sự phát triển về các giác quan
- Sự cách ly
- Sự gắn bó
- Điều chỉnh cảm xúc
- Điều chỉnh hành vi
- Nhận thức
- Khái niệm về bản thân và sự phát triển cá tính.
– Chuyên gia Lê Thị Phương Hoa sưu tầm –