Bạn đang bất lực không thể kiểm soát được con mình. Đứa trẻ chạy khắp nơi và chạm vào đồ chơi này một chút, rồi lại chạy lại chỗ khác cầm đồ chơi kia một chút. Hay con chạy vòng vòng, đụng phải cái bàn, ngã nhào ra rồi bạn lại dẹp cái bàn làm con ngã. Con lại chạy, đống giày dép cũng khiến con ngã tiếp. Bạn lao chạy ra dẹp đống giày dép, cứ như vậy bạn chẳng thể chơi với con được cái gì. Thi thoảng có tiếng gõ cửa của nhà hàng xóm, con lại dừng lại, nghe ngóng. Bỗng dưng con lại hét toáng muốn ra ngoài chơi. Rồi có lúc con muốn được bố mẹ đi lòng vòng trên xe máy. Nhưng ngoài trời đang mưa, con không thể đi được và nằm ăn vạ.
Điều đó khiến bạn mệt mỏi vô cùng. Bạn loay hoay, không biết phải làm như thế nào. Làm thế nào để con có thể tập trung vào một món đồ chơi? Làm thế nào để con có thể không bị phân tâm bởi những âm thanh xung quanh? Làm thế nào để con có thể chạy thoải mái mà không bị đụng vào đồ đạc của gia đình?
Phòng chơi chính là giải pháp dành cho bạn.
Tất cả những điều làm bạn căng thẳng ở trên xuất phát từ rối loạn xử lý cảm giác của con. Rối loạn xử lý cảm giác xảy ra khi não của trẻ gặp thách thức trong quá trình xử lý thông tin dựa trên các kích thích được nhận từ môi trường xung quanh. Các thách thức xử lý giác quan có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Trẻ bịt tai để bảo vệ mình khỏi một số âm thanh nhất định. Con nhạy cảm với việc ai đó chạm vào người hay gặp khó khăn vụng về trong một số hoạt động thể chất, chạy lăng xăng, mất tập trung. Con cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy một số màu sắc nhất định. Hoặc có một số trẻ lại từ chối mặc một số loại quần áo.
Tại Gánh Xiếc, chúng tôi tin tưởng vào độ dẻo của não. Đây là khả năng của não bộ giúp phát triển và xây dựng các kết nối thần kinh mới. Bởi vì não có thể phát triển và thay đổi. Trẻ em có thể học cách kết hợp chính xác các thông tin đầu vào của giác quan. Quan trọng là trẻ cần được hỗ trợ trong quá trình phát triển các đường truyền thần kinh mới này. Trẻ học cách kết hợp chính xác đầu vào giác quan sẽ dễ dàng hơn khi ở trong một môi trường chúng có thể kiểm soát, không bị phân tâm, nơi trẻ có thể kiểm soát lượng đầu vào giác quan mà trẻ phải tiếp nhận vào bất kì vào thời điểm nào.
Phòng chơi là nơi hoàn hảo cho việc này.
Hãy tưởng tượng như thế này. Não của bạn đang dần xây dựng các kết nối thần kinh mới. Nhưng một ai đó giao cho bạn nhiệm vụ phải vào một phiên chợ ầm ĩ và rất nhiều người qua lại, cùng với nhiều hàng hóa với các thể loại màu sắc, mùi vị đang ngay trước mặt bạn..
Hay bạn đã từng có cảm giác ở một bến xe hỗn độn ngày giáp Tết, chờ đợi chuyến xe trong một ngày dài, và cuối cùng bạn thấy cực kì mệt mỏi và chỉ muốn lả đi? Đó chính là cảm giác của những đứa trẻ tự kỷ khi một ngày thức dậy cho đến lúc kết thúc. Ngay cả khi chỉ là phòng khách của bạn, đó vẫn là một bến xe cực kì lớn.
Tất cả năng lượng của bạn đang bị mất dần khi cố gắng bảo vệ mình trước một môi trường làm bạn quá tải như vậy. Vậy là việc xây dựng các thần kinh mới đó không xảy ra nữa, thay vào đó, não phải làm nhiệm vụ xử lý các kích thích gây quá tải bằng 1000% năng lượng mà bạn đang có.
Phòng chơi cũng là nơi hoàn hảo để thực hiện Trị liệu Làm giàu cảm giác.
Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu nhạy cảm nào, chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì để giúp trẻ được trao quyền kiểm soát tuyệt đối và thực sự tôn trọng trẻ, khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Chúng tôi xây dựng kết nối 1-1 với trẻ và khi trẻ có dấu hiệu tương tác, chúng tôi sẽ nhẹ nhàng giới thiệu cho trẻ một chế độ cảm giác lành mạnh. Chúng tôi sẽ thử dùng bàn chải chải cho trẻ, hoặc đơn giản chỉ là xoa nhẹ cánh tay. Nếu trẻ cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục, để trẻ làm quen với mức độ tiếp xúc này.
Từ đó chúng tôi sẽ phát triển thêm các hoạt động khác như gãi, ấn, siết chặt… tất cả bằng cách từ từ bổ sung cảm giác, và luôn với sự cho phép của trẻ. Khi trẻ đã có thể điều chỉnh được hệ thống tiếp nhận cảm giác của mình, con sẽ bắt đầu thích ứng được ngày càng nhiều càng kích thích, nếu nó được thêm vào từng chút một.
Chúng tôi sẽ luôn nhớ những kỉ niệm tuyệt vời mà những đứa trẻ trao cho, như một cái ôm, một cái chạm nhẹ, hay cho chúng tôi hát mà không bịt mồm chúng tôi nữa. Những điều đó thật sự khó quên.
Đối với những trẻ chỉ thích ra ngoài chơi thì sao?
Rất nhiều phụ huynh chia sẻ rằng con của mình cực kì thích ra môi trường công cộng, tuy nhiên khi chúng tôi hỏi khi ra những nơi đó con của họ sẽ làm gì, thì câu trả lời thường sẽ là: chạy vòng vòng, tranh giành đồ của người khác, hoặc sẽ làm các hành động lặp đi lặp lại, dễ dàng bùng nổ hoặc tức giận, và khi về nhà, con khiến cho mọi sinh hoạt trong gia đình cũng trở nên hỗn loạn.
Khi trẻ có những thách thức trong quá trình xử lý thông tin và giác quan, bước vào một môi trường làm cho hệ thống thần kinh của trẻ tự kỷ bị áp đảo, một trong hai điều này sẽ xảy ra: một số trẻ sẽ phản ứng lại và nổi giận, khó chịu; một số trẻ lại trở nên thích thú và say mê nếu lượng adrenalin và cortisol tăng cao, vốn được sinh ra từ cơ chế mong manh của cơ thể trẻ.
Vì sao phòng chơi lại giúp con điều chỉnh?
Nếu con bạn thuộc trường hợp thứ hai, thì con sẽ thích ở trong một môi trường nhiều khuấy động. Điều đó không có nghĩa là môi trường đó tốt cho con. Nó cũng không có nghĩa là hệ thống thần kinh của con không bị tổn hại và khả năng tương tác, học hỏi không bị suy giảm nghiêm trọng bởi môi trường đó. Một câu nói mà chúng tôi vẫn thường nói với phụ huynh (câu này của Bryn), rằng: “Những người nghiện thuốc phiện thực sự rất thích thuốc phiện. Điều đó không có nghĩa là nó tốt cho họ”.
Nếu con bạn có thể tương tác với nhiều người, linh hoạt, thích ứng được với tất cả âm thanh và ánh sáng, không có các hành vi lặp đi lặp lại hoặc những cơn tức giận bùng nổ trong suốt chuyến đi ra ngoài/đi chơi, cũng như hai giờ sau khi kết thúc chuyến đi chơi trở về nhà, chúng tôi nghĩ rằng lúc này não của con đã có thể đáp ứng được các kích thích. Còn nếu không, tất cả sẽ chỉ về lại một câu nói quen thuộc “vết thương không bao giờ lành”.
Đó chính là lý do mà phòng chơi 1-1 của chúng tôi hoạt động.
Những điều kì diệu sẽ xảy ra. Những băn khoăn của cha mẹ sẽ vẫn luôn còn đó. Phòng chơi không phải là mãi mãi, nhưng hãy tạo cho con một hệ thần kinh tuyệt vời, vững chắc để con có thể có những năm tháng ý nghĩa và hoàn toàn xứng đáng về sau này, và chỉ có phòng chơi 1-1 mới có thể làm được như vậy, rồi mới đến những bước tiếp theo. Chúng tôi tin rằng, tất cả các cha mẹ có thể thành công.
One Reply on “Phòng chơi: Nơi hoàn hảo để điều chỉnh rối loạn xử lý cảm giác”