Rất nhiều cha mẹ có con AS (Asperger Syndrome) nói rằng “Tôi không biết phải làm gì? Con tôi chẳng có động lực làm gì. Nó cứ ngồi trong phòng cả ngày lên mạng. Thật khổ sở khi bắt nó làm bài tập hay việc nhà hay đi ra ngoài. Tôi phát điên lên mất.”
Bí quyết ở đây chính là “Phễu giác quan” – sơ đồ Hoạt động của AS.
Các nhà trị liệu hoặc giáo viên sẽ tập trung vào dạy trẻ những kỹ năng học tập và xã hội mà thường bỏ qua các vấn đề cảm giác, cảm xúc và sự nhận biết của trẻ. Vấn đề cảm giác là phần quan trọng nhất. Ở phần này bạn phải bỏ ra 80% thời gian để giải quyết. Khi bạn giải quyết được vấn đề cảm giác thì các kỹ năng học tập và xã hội phần lớn sẽ tự được giải quyết.
Vấn đề cảm giác (Sensory)
Cảm giác bao gồm 5 loại: nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm. Nhưng ở đây còn bao gồm cả các cảm giác bên trong như tim đập hoặc tiêu hoá. Khi nói về cảm giác, chúng ta hay nói về cảm giác bên trong của chúng ta về sự sống của mình. Ví dụ nếu bạn lo lắng, bạn sẽ cảm thấy nghẹn ở cổ và ngực thì thắt lại. Khi bạn thấy biết ơn ai đó thì một cảm giác ấm áp sẽ chạy khắp người bạn. Những cảm giác này và các loại cảm giác nói chung thường luôn làm những người AS bị quá tải. Chúng làm cho họ “tắt máy”, và rơi vào trạng thái phòng vệ.
Vấn đề cảm xúc (Emotional) và nhận thức (Awareness)
Bên trên cảm giác là trẻ AS có các vấn đề cảm xúc. Chúng lo lắng về những cảm giác đang xảy ra hoặc các loại cảm xúc khác nhau có thể xảy ra. Ở trạng thái phòng vệ, trẻ bị cảm giác áp đảo giống như trẻ đang bị tấn công từ mọi phía, sự nhận biết của trẻ sẽ bị tắt/ngưng. Trẻ hầu như không nhận biết được những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Về kỹ năng xã hội (Social)
Thường thì người ta bỏ rất nhiều thời gian để dạy kỹ năng xã hội (KNXH) cho trẻ AS, thực ra không có tác dụng.
Có rất nhiều nghiên cứu về thần kinh gương của con người, phụ trách việc chúng ta bắt chước những gì chúng ta nhìn thấy. Và chúng ta học KNXH từ đó, không ai học cách phải để tay ở đâu khi nói chuyện mà chúng ta học qua nhìn người khác làm như thế. Thần kinh gương phụ trách việc chúng ta học KNXH một cách tự nhiên. Người ta chụp ảnh não của những người tự kỷ và AS xem phần thần kinh gương thế nào thì thấy phần này làm việc nhưng không được làm cho kích hoạt, chúng bị tắt đi. Nếu bạn không làm gì với những vấn đề cảm giác này thì trẻ AS sẽ không bao giờ học được KNXH một cách tự nhiên.
Chức năng điều hành nhận thức (Executive Function)
Đó thực ra chỉ là phần trang trí của một cái bánh ga tô. Khi bạn ở trong một trạng thái bị áp đảo thì bạn không thể học cách lập kế hoạch cho cuộc sống của mình. Đây là phần cuối cùng, không phải là phần đầu tiên.
Như vậy chúng ta phải tập trung vào các phần cảm giác, cảm xúc và nhận biết để giúp trẻ ra khỏi trạng thái phòng vệ.
– Danny Raede – Người có Asperger trưởng thành
– Gánh Xiếc biên dịch –
One Reply on “Phễu giác quan”