Phản ứng của người lớn với nỗi buồn của trẻ tự kỷ là yếu tố quan trọng nhất quyết định nỗi buồn đó có thể dẫn đến bùng nổ hoặc bình tĩnh hơn.
Chúng ta cần bình tĩnh. Chúng ta cần hiểu – với một sự vững tin rằng – phản ứng của trẻ – kể cả khi trẻ hét, đánh, cắn hoặc đập- là sự bực tức/thất vọng và chỉ thế thôi. Theo Neufeld và Mate, mất phương hướng là một trong những trải nghiệm tâm lý khó chịu nhất. Chúng ta cần hiểu là trẻ bị mất phương hướng bởi các cảm xúc của chúng, bị thất vọng vì khó khăn trong giao tiếp. Đó không phải là vấn đề cá nhân. Đó không phải là sự căm thù. Đó chỉ là sự thất vọng.
Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy bị áp đảo bởi các cảm giác khi phản ứng với những hành động của trẻ như buồn bã, chán nản, giận dữ, hoặc oán trách – chúng ta cần bình tĩnh lại ngay lúc đó bằng bất cứ cách nào – hít thở, tự nói chuyện với mình, tự nói một câu thần chú. Lâu dài, bạn sẽ cần cố gắng nhiều hơn để khám phá các cảm xúc đó và lý do của chúng. Phản ứng của cơ thể rất quan trọng nên bạn phải đáp lại bằng sự bình tĩnh và an ủi. Trẻ của chúng ta không cố tình làm chúng ta đau đớn. Nếu trẻ thấy chúng ta phản ứng mất phương hướng – như né tránh, giơ tay chúng ta lên như là để tránh bị đánh, hoặc khóc, những điều đó sẽ làm cho trẻ sợ hơn nữa. Cố gắng kiểm soát hành động của trẻ bằng cách dùng cơ thể (tay chân) sẽ làm cho tình hình nặng thêm. Tưởng tượng bạn sẽ thấy thế nào nếu một đứa trẻ đang mất phương hướng và bố mẹ thì trông còn đang sợ hãi hơn. Thay vào đó, chúng ta nên bình tĩnh, an ủi. Nhớ rằng chúng ta là la bàn của trẻ.
Nên biết trước cái gì có thể làm trẻ yên tâm: các đồ vật như nước, cái quạt, phòng ngủ, đèn mờ, cái lều, cái chăn, hoặc một con thú nhồi bông. Cũng nên để cho trẻ dậm chân, sập cửa, đánh vào gối, ném thú nhồi bông – có rất nhiều cách an toàn để xả sự bực tức/thất vọng của trẻ và chúng cần những cách xả này. Chúng ta không thể hạn chế trẻ và phủ nhận sự cần thiết phải xả bực tức. Tưởng tượng nếu bạn không được thở, bạn sẽ cảm thấy muốn nổ tung.
Sau khi trẻ đã xả được bực tức/thất vọng, bạn có thể giúp trẻ hết buồn. Đó chính là cảm xúc thật bên dưới sự thất vọng – bởi vì có điều gì đó trẻ không thể làm được và điều đó làm trẻ buồn. Sau khi trẻ đã trải nghiệm cảm xúc mạnh, trẻ thường cần một lối thoát an toàn. Sự ngốc nghếch là một cách tạo cho trẻ lối thoát, ví dụ “con thú nhồi bông đó bốc mùi quá, nó đã xì hơi chưa?” Thường chúng ta phải thử nhiều cách khách nhau để giúp trẻ.
Thực tế của việc người lớn làm cho trẻ phản ứng bùng nổ hơn hay bình tĩnh hơn cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần phải nhận ra rằng mình chính là la bàn của con. Chúng ta cũng phải làm cho những người lớn trong cuộc sống của trẻ có trách nhiệm với các phản ứng của mình và việc các phản ứng này sẽ làm phản ứng của trẻ tồi tệ hơn như thế nào. Giáo viên, các nhà tri liệu, các nhà phân tích hành vi- họ có để tay họ lên người trẻ không, thậm chí chỉ là để dẫn dắt trẻ? Họ có cho trẻ xả căng thẳng không? Khi trẻ bực tức/thất vọng, họ có bắt trẻ ngồi xuống bàn và học hay họ cho trẻ thời gian để phục hồi? Họ có gọi trẻ là “bạo lực” khi trẻ bực tức/thất vọng không? Họ có giam giữ, lờ trẻ, tách rời trẻ, phạt trẻ không? Họ có ra lệnh quá nhiều cho trẻ không? Họ có yêu cầu trẻ giữ cho tay, chân, người không được động đậy không? Họ có ra lệnh hoặc hướng trẻ sang cái khác liên tục không? Họ có trách móc trẻ không hay họ thừa nhận vai trò của mình trong hành vi bùng nổ của trẻ?
Trẻ của chúng ta phản ứng khi bị ép buộc. Chúng phản ứng khi bị ra lệnh quá nhiều và quá ít sự kết nối. Chúng phản ứng với sự bực tức/thất vọng khi mối quan hệ không tốt. Chúng phản ứng vì chúng muốn được tự do. Khi con bạn không được đối xử như chính mình với những gì trẻ muốn, với các suy nghĩ, ý kiến, và các giới hạn trẻ biết, trẻ sẽ phản kháng, đây là một phần cần thiết của quá trình trưởng thành.
Nếu như việc trị liệu cho trẻ dẫn tới xung đột, bất kể người ta nói nó có lợi cho trẻ thế nào, chúng ta cần phải từ chối trị liệu đó. Nếu người ta nói con bạn “bạo lực” chỉ vì trẻ phản ứng lại sức mạnh của người khác bằng cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ không chấp nhận điều họ nói. Chúng ta, những người làm cha mẹ, có quyền đòi hỏi các phương pháp hoà bình, yêu thương và kết nối để nuôi dạy trẻ.
Brenda Rothman – một người mẹ có con tự kỷ (Gánh Xiếc sưu tầm và dịch)
Nguồn: mamabegood.blogspot.com