1. Vấn đề bắt đầu từ đâu?
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có một sự gia tăng đột biến đáng báo động ở một số hội chứng mà tác động tới cả sức khỏe thể chất lẫn tâm thần của các trẻ em và người trường thành, đặc biệt ở Mỹ. Các hội chứng này bao gồm dịch bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome), sự gia tăng đột biến ở hội chứng tự kỷ, sự gia tăng đều đặn ở trẻ em bị các loại dị ứng với thức ăn, và sự gia tăng ở một bệnh lý não bộ mới được gọi là “rối loạn tăng động giảm chú ý”. Để hiểu yếu tố có thể đã và đang gây ra các tình trạng này, chúng ta cần xem xét các thay đổi lớn ở lối sinh hoạt mà đã xảy ra trong vòng 40 năm trở lại đây và 40 năm trước đó.
Hai sự thay đổi ở lối sinh hoạt mà xảy ra gần như cùng một lúc vào cuối những năm 1970 là việc né tránh chất béo trong thực phẩm và né tránh tiếp xúc với ánh nắng. Từ đó đến giờ, những việc này đã được củng cố một cách vững vàng và kiên trì bởi nhà nước và các chuyên gia y tế của chúng ta. Dẫn tới niềm tin xuyên suốt cả người dân, gần như không thể lung lay rằng né tránh chất béo trong thực phẩm và né tránh tiếp xúc với ánh nắng là các lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tôi tin rằng các hành động này trên thực tế không tốt cho sức khỏe, và là nguyên nhân sâu xa gây nên các bệnh lý vừa được đề cập tới trên đây.
Trong khi mọi người lầm tưởng rằng ăn mỡ sẽ gây ra béo phì, quá trình tìm hiểu đã làm tôi tin vào điều hoàn toàn ngược lại: rằng không ăn đủ mỡ có thể gây ra béo phí. Tôi đã trình bày chi tiết về các luận điểm của tôi trong một bài viết gần đây về dịch bệnh béo phì, và hội chứng chuyển hóa có liên quan ở Mỹ, trong đó tôi cho rằng việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin D, canxi và chất béo trong thức ăn có thể chịu tránh nhiệm cho phần lớn các triệu chứng liên quan tới hội chứng chuyển hóa. Trước đó, tôi đã phát triển một luận điểm rằng sự gia tăng đáng báo động ở hội chứng tự kỷ ở Mỹ cũng có thể bắt nguồn từ việc người mẹ bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu này, đặc biệt khi người mẹ đang mang bầu có đủ tính kỷ luật để cố gắng duy trì sự thon gọn mặc cho các sự cám dỗ mạnh mẽ từ thức ăn. Trong bài viết này, tôi sẽ phát triển giả thuyết rằng Rối loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD), một bệnh lý mà gần như không tồn tại trước những năm 1970, nhưng hiện đang gia tăng đều đặn ở Mỹ, nhiều khả năng cũng bắt nguồn từ việc thiếu các chất béo trong thức ăn, có thể cũng được góp phần bởi sự thiếu hụt vitamin D.
Y học Mỹ nói chung tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ chế độ dinh dưỡng ít chất béo, trong khi kích thước người dân Mỹ ngày càng tăng và sự lan rộng tự kỷ liên tục trở nên tệ hơn. Thông qua việc né tránh các chất béo, người dân Mỹ thay vào đó thường ăn một lượng thái quá các chất tinh bột (carbohydrates) có chỉ số đường huyết (glycemic index) cao – các thức ăn được siêu tinh chế mà được tiêu hóa rất nhanh chóng và làm đường huyết tăng vọt. Điều này sau cùng dẫn tới tình trạng kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Trong khi đó, việc thiếu chất béo trong chế độ dinh dưỡng dẫn tới sự cung cấp năng lượng thiếu ổn định cho tim và nguồn dự trữ mỡ cho não. Não bộ chỉ sử dụng đường (glucose) làm năng lượng, nhưng các chất béo đóng vai trò thiết yếu để xây dựng các đường kết nối thần kinh.
Trong bài viết này, tôi sẽ phát triển một giả thuyết rằng sự tràn lan của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở Mỹ là hậu quả trực tiếp của việc né tránh chất béo và việc né tránh mặt trời. Giả thuyết của tôi giải thích nhiều đặc điểm đã được quan sát thấy về ADHD, bao gồm:
1. Vì sao ADHD lại thường xuyên xảy ra ở các trẻ trai hơn hẳn ở các trẻ gái?
2. Vì sao các trẻ ADHD thường chậm/ít phát triển chiều cao?
3. Vì sao các trẻ ADHD gặp vấn đề với các rối loạn giấc ngủ?
4. Vì sao các trẻ ADHD tăng động?
5. Vì sao Ritalin làm giảm bớt các triệu chứng?
Tôi cũng sẽ giải thích lí do vì sao tôi cho rằng việc cho trẻ em dùng Ritalin một cách rộng rãi, trong khi điều này rõ ràng đẩy mạnh hiệu quả khả năng học tập về ngắn hạn, sẽ dẫn tới một loạt các khủng hoảng tiềm tàng, bao gồm lạm dụng thuốc ở các trẻ em không mắc ADHD, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này, như bệnh tim và Parkinson’s.
2. Các nguyên nhân có thể gây ra ADHD
Mặc dù nhiều giả thuyết đã được điều tra nghiên cứu, nguyên nhân gây ra ADHD tiếp tục là một điều bí ẩn. Không có kết quả trong thí nghiệm nào cho ra một kết luận rõ ràng và thuyết phục. Một sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó tiếp tục nằm ở vị trí cao trên bảng xếp hạng các nguyên nhân tiềm tàng. Sự thiếu hụt tiềm tàng ở một số loại vitamin và kim loại hiếm, như kẽm (zinc), magnesium, sắt, và vitamin B6 đã được đề xuất, nhưng trong các nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ, áp dụng các thực phẩm chức năng bổ sung không cho thấy sự cải thiện đáng kể. Việc ADHD dường như đặc biệt phổ biến ở Mỹ đề xuất rằng nó có liên quan tới các sự khác biệt giữa chế độ dinh dưỡng ở Mỹ và chế độ ở các quốc gia khác. Với tôi, sự khác biệt hiển nhiên nhất là sự ám ảnh của nước Mỹ với chế độ dinh dưỡng ít chất béo. Ngày nay, gần như không thể tìm mua sữa chua nguyên-béo ở các cửa hàng thực phẩm Mỹ, và các sản phẩm không-chất-béo hoặc ít-béo có số lượng áp đảo so với các phiên bản nguyên-béo của cùng các thứ đó trên các kệ thực phẩm. Các mánh khóe marketing tự hào khoe rằng một sản phẩm nào đó chứa ít, hoặc, tốt hơn cả, không có chất béo.
Giả thuyết về dinh dưỡng đối với ADHD mà đã nhận được nhiều sự ủng hộ nhất là tình trạng này có thể bị gây ra bởi sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng ở các chất béo thiết yếu. Đây là các chất béo omega-3 và omega-6, mà có phổ biến trong các loại thịt, cá và trứng. Cơ thể người không thể tự sản sinh ra các chất béo này từ các nguồn thực phẩm khác. Mặc dù các chất béo omega-6 có trong dầu thực vật, các chất béo omega-3 chỉ có ở hàm lượng lớn trong mỡ động vật, đặc biệt cá nước lạnh. Các thí nghiệm mà cung cấp cho các trẻ ADHD thực phẩm bổ sung omega-3 đã cho thấy các kết quả khiêm tốn nhưng đầy tiềm năng. Tuy nhiên, tôi không đề xuất rằng chỉ đơn giản cho trẻ uống thêm một viên omega-3 bên cạnh viên thuốc Ritalin. Tôi đề nghị rằng các loại ngũ cốc ăn liền và sữa ít béo trong các bữa sáng được thay thế bằng thịt hun khói và trứng; rằng các loại nước ngọt (ví dụ coca-cola ăn kiêng – diet coke) trong các bữa trưa được thay thế bằng sữa nguyên béo, và ức gà toàn nạc trong các loại bánh kẹp được thay thế bằng cá ngừ đen, bơ lạc, hoặc xúc xích gan liverwurst (một lựa chọn tốt cho sức khỏe mà đã gần như biến mất khỏi các kệ thực phẩm ở Mỹ).
Một giả thuyết khác đề xuất rằng ADHD có thể là do tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện. Giả thuyết này cũng hợp lý bởi vì việc gần như hoàn toàn thiếu sót chất béo, kết hợp với sự thừa thãi quá mức các thức ăn có chỉ số đường huyết cao, tạo nên một luồng cung cấp thức ăn vô cùng thiếu ổn định trong đường máu. Mức độ đường trong máu tăng vọt lên ngay sau một bữa ăn, và điều này kích hoạt tụy tiết ra rất nhiều insulin để xử lý lượng đường đó. Tuy nhiên, miễn sao lượng insulin trong máu vẫn đang cao, thì các chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ sẽ không thể được tiếp cận và sẽ không được tiết ra vào máu. Nhiều tế bào trong cơ thể có thể sử dụng đường hoặc các chất béo làm năng lượng. Tuy nhiên, não bộ không thể sử dụng mỡ làm năng lượng, nhưng, vô cùng quan trọng, lại cần mỡ làm nguyên vật liệu để xây dựng mạng lưới các nhánh tế bào thần kinh của nó. Điều này đặc biệt đúng đối với một đứa trẻ đang phát triển với bộ não đang dần lớn mạnh. Não bộ đồng thời cần đủ liều lượng đường và đủ liều lượng mỡ, một điều kiện rất khó đạt được khi các thực phẩm không chứa các chất béo, và đối tượng thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Các thí nghiệm trước đó được thực hiện để kiểm tra xem quá nhiều đường có gây ra ADHD không, bao gồm việc thay thế đường với aspartame (một chất tạo ngọt không có năng lượng/calorie). Việc các thí nghiệm này thất bại không làm tôi ngạc nhiên, bởi vì aspartame có thể được đánh giá là gây tác hại nghiêm trọng hơn cả đường. Vị ngọt trên đầu lưỡi kích thích cơ thể tiết ra insulin, nhưng lại không có đường để insulin xử lý. Do đó insulin tiếp tục ở trong máu lâu hơn và việc tiết ra các chất béo từ các nguồn dự trữ bị kiềm chế nặng nề hơn.
Có một thành phần di truyền mạnh mẽ ở chứng ADHD, ví dụ nó thường xảy ra với nhiều thành viên trong cùng gia đình. Nhưng điều này không có nghĩa rằng nguyên nhân là do gen di truyền. Thay vào đó, các yếu tố gen tạo nền tảng (sinh học) để các đối tượng (ADHD) phát triển các chiến lược thay thế nhằm đối phó với các sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác biệt, nhưng có lẽ vẫn gây ra mức độ thiệt hại nghiêm trọng tương tự (như người bình thường gặp phải các sự thiếu hụt chất dinh dưỡng). Luận điểm của tôi là, trong trường hợp ADHD, gen di truyền quyết định cách thức cơ thể quản lý trạng thái cần bằng (homeostasis) khi đối mặt với quá nhiều các chất tinh bột (carbohydrates) kèm theo sự thiếu hụt các chất béo thiết yếu trong thức ăn tiêu thụ. (Ở khía cạnh dinh dưỡng, trạng thái cân bằng (homeostasis) được dùng để miêu tả việc duy trì sự cung cấp ổn định các chất đường (glucose) và béo trong máu ở nhiều tình huống cung cấp thực phẩm khác nhau.) Các nghiên cứu nhằm xác định những loại gen có liên quan tới ADHD đã cho thấy hàng trăm mẫu gen mà đóng một vai trò nào đó, nhưng mỗi gen chỉ gây ảnh hưởng rất nhỏ, vậy nên mối liên hệ với gen di truyền là vô cùng phức tạp.
3. Giả thuyết của tôi về nguyên nhân của ADHD
Dựa trên các dữ liệu, tôi suy luận rằng có ít nhất hai cơ chế ứng phó bổ trợ cho lẫn nhau mà đã được thiết lập ở các mảng dân số khác nhau nhằm điều chỉnh sự trao đổi chất đối với sự thiếu hụt chất béo trong thức ăn. Một cơ chế ứng phó, mà tôi đã miêu tả trong bài viết của tôi về chứng béo phì, là tích trữ một “thùng chứa” mỡ trên cơ thể mà kích cỡ tăng lên đều đặn. Cơ chế ứng phó thay thế, mà tôi nay tin là điều xảy ra ở các trẻ ADHD, là áp dụng chế độ bảo toàn chất béo: điều chỉnh các nhu cầu năng lượng của cơ thể để thiên về sử dụng đường thay cho chất béo, trong khi đồng thời ngăn cản sự phát triển thể chất nói chung (ví dụ chiều cao) và gây cản trở cho sự phát triển của não bộ.
Mặc dù trong bài viết của tôi về chứng béo phì, tôi đưa ra luận điểm rằng người béo phì có hệ thống tiêu hóa/xử lý đường thiếu sót/kém hiệu quả trong các cơ bắp, dường như các trẻ ADHD gặp phải vấn đề ngược hẳn lại: hệ thống tiêu hóa/xử lý đường siêu hiệu quả. Insulin đóng vai trò thiết yếu trong việc tiêu hóa/xử lý đường. Khi mức độ insulin cao, các tế bào chất béo trong cơ thể không thể tiết ra các thành phần chất béo được tích trữ trong đó, như được minh họa trong hình bên tay phải (lipolysis = phản ứng hóa học phân hủy tế bào mỡ thành các thành phần chất béo để cơ thể sử dụng). Tôi đã đề xuất rằng chứng béo phì giúp bảo vệ chống lại ADHD bởi vì việc có dồi dào tế bào mỡ tích trữ trên cơ thể có nghĩa là chúng có thể tiết ra rất nhiều thành phần mỡ (tương tự như khi ăn thức ăn chứa mỡ) vào máu lúc sáng sớm (để cơ thể sử dụng), trước bữa ăn đầu tiên. (Khi không ăn gì đủ lâu, cơ thể tự phân hủy các tế bào mỡ tích trữ trong cơ thể thành năng lượng. Ăn tinh bột vào, vd vào bữa đầu tiên trong ngày = kích thích cơ thể tiết ra insulin = không thể sử dụng mỡ tích trữ trên cơ thể.) Sự cung cấp chất béo dồi dào vào sáng sớm này có thể bù đắp, hỗ trợ cho người đó hoạt động tương đối bình thường qua đợt “hạn hán” chất béo trong ngày, trong khi tiêu thụ nhiều thức ăn có chỉ số đường huyết cao và ít chất béo. (Trong ngày, mọi người nói chung ăn nhiều bữa bao gồm thức ăn chỉ số đường huyết cao + ít chất béo = cơ thể thường xuyên tiết ra nhiều insulin = không thể sử dụng mỡ tích trữ trên cơ thể => hạn hán chất béo trong máu.) Một thế mạnh nữa là những người béo phì thường sản xuất ít insulin hơn (do thiếu canxi, điều này tôi sẽ giải thích sau), vậy nên mức độ insulin trong máu không bao giờ lên quá cao. Các tế bào cơ bắp của họ đã được lập trình để thiên về sử dụng chất béo làm năng lượng, nhưng vẫn còn rất nhiều chất béo trong máu (được cơ thể tiết ra từ các tế bào mỡ cơ thể trước khi bữa ăn bắt đầu) để cung cấp cho não bộ các nguyên vật liệu để đẩy mạnh sự kết nối thông qua các mạng lưới thần kinh. Thêm vào đó, lượng đường mà không được sử dụng bởi các cơ bắp có thể được sẵn sàng sử dụng làm năng lượng bởi não bộ, mà không phụ thuộc vào insulin để xử lý đường.
Dường như các trẻ ADHD sử dụng một chiến lược hoàn toàn khác biệt để đối phó với sự thiếu hụt các chất béo trong các nguồn thực phẩm. Nghiên cứu đã cho thấy rằng rất nhiều trẻ này gặp tình trạng hạ đường huyết (hypoglycemia – khi mức đường trong máu xuống thấp hơn mức ổn định cần thiết để hoạt động bình thường), bởi vì hệ thống insulin của chúng hoạt động siêu hiệu quả – ngược lại với những người bị tiểu đường. Ngược hẳn lại với những người béo phì, các tế bào mỡ của trẻ ADHD lập trình cho các cơ bắp chuyển hướng qua sử dụng đường thay vì chất béo làm nguồn năng lượng. Việc này giảm gánh nặng cho các tế bào mỡ chuyển hóa đường thành mỡ, một quy trình rất kém hiệu quả. Thêm vào đó, khác với người béo phì, trẻ ADHD thường không thiếu insulin, mà được tiết ra bởi tụy để xử lý đường. Insulin cho phép các cơ bắp sẵn sàng sử dụng đường, nhưng không may là cũng đồng thời kiềm hãm khả năng của các tế bào mỡ và gan trong việc tiết ra các chất béo được cơ thể tích trữ trước đó. Nếu các thức ăn được tiêu thụ chứa rất nhiều đường, và rất ít chất béo, thì các cơ bắp và não bộ sử dụng đường (làm năng lượng), nhưng não sẽ bị thiếu hụt các chất béo để xây dựng các sự kết nối thần kinh phạm-vi-rộng với chất lượng cao. Dữ liệu cho thấy các trẻ ADHD có chất trắng (white matter) bị teo nhỏ ở các khu vực trong não bộ mà có liên quan tới sự tập trung chú ý và học hỏi các kiến thức mới. Tôi tin rằng đây là hậu quả trực tiếp của sự thiếu hụt trong việc cung cấp chất béo, đặc biệt là, trong khi các mạng lưới thần kinh hình thành chất trắng đang trong quá trình được xây dựng.
Cơ thể được cung cấp quá ít chất béo từ các nguồn thực phẩm về cơ bản tương tự như một động cơ ô tô hoạt động chỉ với 2 xy-lanh (động cơ ô tô bình thường có 4, 6 hoặc 8 xy-lanh). Mặc dù đã có quan điểm cho rằng cơ thể có thể sản xuất ra tất cả lượng chất béo nó cần từ các nguồn khác như đường, điều này trên thực tế không đúng. Cơ thể sử dụng các chất béo không chỉ như một nguồn năng lượng, mà thêm vào đó, vô cùng quan trọng, làm thành phần xây dựng nên thành tế bào (lớp vỏ bọc bên ngoài bảo vệ tế bào) và làm lớp vỏ bọc bảo vệ tất cả các mạch thần kinh, ví dụ bao myelin (cấu trúc đặc biệt giúp bảo vệ, cung cấp dinh dưỡng và đảm bảo cho xung động thần kinh được dẫn truyền nguyên vẹn), không chỉ trong não bộ mà ở tất cả mọi nơi trên cơ thể. Hai loại chất béo cụ thể, các chất béo omega-3 và các chất béo omega-6, được gọi là “các chất béo thiết yếu” (essential fatty acids – EFAs) bởi vì cơ thể không thể tự sản xuất chúng. Việc thiết yếu cần làm là thu thập chúng từ các nguồn thực phẩm như thịt, trứng, và cá.
Thêm vào đó, cơ thể không thể tạo ra nguồn cung cấp chất béo trong máu “vào bất kì lúc nào nó muốn”. Như tôi đã đề cập tới lúc trước, khi mức độ insulin đang cao, các tế bào mỡ dưới da và các tế bào mỡ quanh bụng, cũng như quanh gan, bị kiềm hãm không thể tiết ra lượng chất béo được tích trữ trước đó (vào máu). Khi đường đang có sẵn (trong máu), các tế bào mỡ tập trung vào nhiệm vụ vận chuyển và chuyển hóa đường thành các tế bào mỡ mới để tích trữ. Sự hiện diện của insulin chặn bỏ quy trình lipolysis (phản ứng hóa học phân hủy tế bào mỡ thành các thành phần chất béo) mà cần phải xảy ra trước khi mỡ có thể trở thành các thành phần chất béo để được tiết vào máu.
4. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và ADHD
Một nhóm các chuyên gia dinh dưỡng bao gồm cặp vợ chồng Alice và Fred Ottoboni, đã công bố một bài viết tuyệt vời về giả thuyết rằng ADHD có thể là một bệnh về thiếu hụt chất dinh dưỡng. Họ liên kết sự tương đồng với bệnh Beriberi và Pellagra mà đã từng trở thành các đại dịch trong các thế kỷ trước, về cơ bản là hậu quả của các thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng trong một nhóm dân số lớn. Sự chuyển đổi đồng loạt từ gạo lứt sang gạo trắng ở Châu Á vào những năm 1800 gây ra rất nhiều thương vong do bệnh Beriberi (thiếu hụt vitamin B1), và sự chuyển đổi từ thịt, trứng, và sữa sang ngô dẫn tới việc bệnh Pellagra (thiếu hụt vitamin B3) trở nên tràn lan xuyên suốt các nước phương tây vào cùng thời điểm đó.
Luận điểm của nhóm Ottoboni là ADHD có thể là hậu quả trực tiếp của một sự thay đổi lớn trong các hoạt động dinh dưỡng xảy ra ở Mỹ trong vòng 40 năm trở lại đây – sự thay đổi thiên về hướng tiêu thụ nhiều thức ăn được tinh chế chứa quá nhiều đường và tinh bột, kèm với một sự thay đổi vô cùng lớn ở nguồn thực phẩm cung cấp chất béo – từ các loại thịt, cá và trứng sang các loại chất béo vào dầu thực vật. Họ biểu lộ sự lo ngại đối với cả tỷ lệ chất béo omega-6 so với chất béo omega-3 (20:1) (với mỗi 20 phần omega-6 thì chỉ có 1 phần omega-3 = vô cùng cực đoan = gây mất cân bằng cho hệ sinh học cơ thể) trong các loại dầu thực vật, cũng như đối với xu hướng tiêu cực của chúng trong việc chuyển hóa thành chất béo trans (trans fat) vô cùng độc hại nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Họ đề cập cụ thể tới tầm quan trọng của DHA (docosahexaenic acid), có trong các loại thịt và trứng, và AA (arachidonic acid), có trong cá nước lạnh (cả DHA và AA đều là các chất béo, và do đó nằm trong phần mỡ của các thực phẩm này).
Các tác giả này trích dẫn một số nghiên cứu mà cho thấy mối liên hệ giữa sự thiếu hụt chất béo và ADHD hoặc sự suy giảm ở kích cỡ não của trẻ ADHD. Họ còn đề xuất rằng sự khác biệt ở chỉ số IQ giữa các trẻ sơ sinh uống bình và bú mẹ có thể là do liều lượng DHA và AA cao hơn trong sữa mẹ. May mắn là ngày nay, sự thiếu hụt này đang nhanh chóng được cải thiện cả ở Mỹ lẫn các nơi khác trên thế giới, và chúng ta có thể hi vọng rằng điều này sẽ làm suy giảm tần xuất ADHD trong tương lai.
Một nghiên cứu bởi Price về tình trạng sức khỏe của các nhóm dân số sống tách biệt khỏi nhau so sánh các nhóm tiếp tục tiêu thụ chế độ dinh dưỡng bản địa với các nhóm chuyển sang chế độ dinh dưỡng phương tây. Chế độ dinh dưỡng bản địa trong tất cả các trường hợp đều không bao gồm các dạng thực phẩm tinh bột “vô chất” (empty carb – ví dụ đường trắng, đã bị tách ra khỏi thứ thực phẩm tự nhiên nguyên bản, đã bị lọc bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất vv), và bao gồm một lượng lớn thịt và cá. Các trẻ nhỏ chuyển qua chế độ dinh dưỡng “hiện đại” biểu lộ các triệu chứng của sự thoái hóa cả ở thể chất lẫn tâm thần.
Vợ chồng Ottoboni kết luận với lời nhận xét đầy lo ngại: “Lựa chọn đúng đắn dường như khá rõ ràng. Chúng ta có thể hoặc tiếp tục phụ thuộc vào các loại thuốc được kê đơn để che dấu các triệu chứng của ADHD, hoặc xem xét việc phòng ngừa ADHD bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tại Mỹ, đặc biệt đối với các người nữ giới đang mang bầu và trẻ em. Nếu chúng ta lựa chọn tiếp tục phụ thuộc vào các loại thuốc kê đơn, mà không giúp cải thiện các nguyên nhân sâu xa của các chứng bệnh thiếu hụt chất dinh dưỡng, thì chúng ta có thể dự kiến có một đất nước mà ngày càng có nhiều trẻ có não bị teo nhỏ không thể học được, sử dụng các loại thuốc kê đơn đắt tiền, bỏ học, phạm phải các tội ác, và mang tới những sự đau buồn cho cha mẹ chúng.”
5. Các chất béo vào não bộ
Các trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương từ sự thiếu hụt cung cấp chất béo do não chúng đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Não không tiêu thụ chất béo làm năng lượng. Điều này sẽ là một vấn đề bởi vì nó sẽ dẫn tới hành vi tự ăn thịt (cannibalistic) khi não bộ dùng chính nó để làm thức ăn (nguồn năng lượng). Theo Viện Franklin, đến 2/3 thành phần tổng khối lượng não bộ là chất béo. Các lớp màng bọc các tế bào thần kinh có một lớp mỏng kép các phân tử chất béo. Bao myelin mà bao bọc quanh từng nhánh thần kinh trong hệ thống các mạch thần kinh hình thành nên “chất trắng” bao gồm thành phần 70% chất béo và 30% protein (chất đạm). Não của một đứa trẻ liên tục hình thành các đường liên kết mới và tái tạo lại các đường liên kết cũ để tiếp nhận các trải nghiệm và kiến thức mới vào trí nhớ dài hạn. Quá trình này đòi hỏi sự cung cấp chất béo đều đặn và ổn định.
Thông qua một kỹ thuật gọi là “chụp khuếch tán” (diffusion tensor imaging – DTI), các nhà khoa học đã có thể nghiên cứu các não của các trẻ được và không được chẩn đoán là ADHD. Họ quan sát thấy một vài sự khác biệt, đáng quan tâm nhất là, ở lượng chất trắng liên kết lại với nhau các khu vực thùy trán, các hạnh nền, cuống não, và tiểu não. Các khu vực não này có liên quan tới tư duy và suy luận cấp độ cao, khả năng tập trung, các hành vi bốc đồng, khả năng kiềm chế, và chức năng vận động. Các trẻ ADHD chưa bao giờ dùng thuốc kê đơn có một lượng chất trắng ở các khu vực não này nhỏ hơn nhiều, so với các trẻ bình thường hoặc các trẻ ADHD mà đã được điều trị bằng các loại thuốc kê đơn như Ritalin.
Chất trắng bao gồm một mạng lưới các nhánh thần kinh liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau, với từng nhánh này được bao bọc bởi một bao myelin chất béo mà giữ cho thông điệp được bảo vệ (hay nói cách khác giữ tín hiệu giao tiếp thần kinh mạnh mẽ/ổn định) và giúp tăng tốc độ truyền tải thông tin lên rất nhiều. Để tập trung chú ý, não bộ tiết ra loại hormone dopamine từ tâm của trung não, và các thụ thể dopamine truyền các tín hiệu qua các đường dẫn khoảng cách dài tới thùy trán, các hạch nền, và tiểu não, như được minh họa trong hình bên trái. Dopamine là loại hormone thiết yếu đóng vai trò sắp đặt các quy trình tư duy của não bộ có liên quan tới việc duy trì sự tập trung để ý vào một nhiệm vụ và sau đó thu thập được các kiến thức mới. Việc cơ chế vận hành dopamine bị hỏng hóc được nhiều bên cho rằng đóng một vài trò nhất định đối với ADHD. Chất trắng chất lượng kém ở các đường dẫn khoảng cách dài này, bắt nguồn từ việc nguồn cung cấp chất béo trong máu bị thiếu hụt, gây ra ảnh hưởng lớn tới khả năng tập trung và học hỏi các kiến thức mới.
Một hướng nghiên cứu rất thú vị gần đây mới diễn ra về tốc độ phát triển của não bộ. 223 trẻ ADHD được so sánh với 223 trẻ không có ADHD. Nghiên cứu sử dụng chụp cộng hưởng từ (MRI) để ước lượng độ dày của vỏ não ở hơn 40,000 điểm kiểm nghiệm tại nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt não. Thông thường, độ dày tăng vào thời thơ ấu và sau đó giảm vào giai đoạn thanh thiếu niên. Từ các mẫu kiểm nghiệm thu thập được trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu có thể xác định thời điểm khi vỏ não dày nhất. Các kết quả của các thí nghiệm vô cùng đáng kinh ngạc: Các trẻ ADHD đạt mức vỏ não dày nhất (trung bình vào 10 tuổi rưỡi) muộn hơn nhiều so với các trẻ không có ADHD (trung bình vào 7 tuổi rưỡi). Sự chậm phát triển nhất được quan sát thấy ở vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) (được minh họa trong hình ở bên dưới) mà kiểm soát sự tập trung chú ý và lên kế hoạch vận động.
Sự chậm phát triển này là một chiến lược bảo toàn (nguồn lực) tốt nếu không có đủ chất béo trong chế độ dinh dưỡng. Cơ chế làm chậm lại tốc độ phát triển của vỏ não sẽ làm giảm bớt nhu cầu cần được cung cấp đầy đủ chất béo, mà cần thiết để phát triển thêm các tế bào thần kinh và các nhánh thần kinh được bao bọc bảo vệ bởi myelin. Sự phát triển trì trệ của cơ thể (một tính chất khác ở các trẻ ADHD) còn có thể là tác dụng phụ của nhu cầu làm chậm lại tốc độ phát triển của não bộ. Hàm lượng hormone tăng trưởng bị suy giảm nhiều khả năng gây ảnh hưởng tới cả não bộ lẫn cơ thể, dẫn tới sự suy giảm ở tốc độ phát triển đối với nhiều yếu tố khác nhau ở đối tượng (ví dụ chiều cao, IQ, khả năng tập trung, trương lực và khối lượng cơ, tỷ trọng xương, kích cỡ xương …).
6. Quản lý Trạng thái Cân bằng khi không có Các Chất Béo từ Thức ăn
Chất béo là một nguồn năng lượng ổn định hơn rất nhiều so với các loại tinh bột (carbohydrates). Các loại đường và các loại tinh bột phức tạp (starches), đặc biệt ở dạng “tinh bột vô chất” (empty carb) với chỉ số đường huyết cao, được hấp thụ rất nhanh chóng vào đường máu, làm mức độ đường huyết tăng vọt lên. Điều này tiếp đến kích thích tụy tiết ra một lượng insulin lớn vào máu, để vận chuyển lượng đường này vào các tế bào của cơ thể. Các chất tinh bột được tiêu thụ không kèm với các chất béo sẽ được hấp thụ nhanh hơn rất nhiều so với các chất tinh bột được tiêu thụ cùng và do đó kiềm hãm lại bởi chất béo, bởi vì chất béo làm chậm lại quá trình tiêu hóa. Các chất béo, được tiêu hóa vô cùng chậm, sẽ được sử dụng làm nguồn năng lượng thay thế ngay khi nguồn cung cấp tinh bột đã cạn kiệt. Nhưng điều này chỉ đúng nếu đủ chất béo được tiêu thụ trong bữa ăn.
Rất ít đường có thể được tích trữ trên cơ thể để sử dụng sau, trừ khi nó trước tiên được chuyển hóa thành mỡ. Gan có thể cung cấp một khoang chứa đường ở dạng glycogen, nhưng bị giới hạn ở mức tối đa là 5% kích cỡ của nó. Khi vượt quá sức chứa đó, bất kỳ lượng đường còn lại nào trong máu phải được chuyển hóa thành mỡ để tích trữ.
Một đứa trẻ gầy gò có chế độ dinh dưỡng chủ yếu là các chất tinh bột vô chất (empty carb) sẽ luân chuyển giữa trạng thái tràn ngập thức ăn và trạng thái đói kém ở khía cạnh nguồn cung cấp đường, nhưng sẽ bị thiếu hụt chất béo một cách mãn tính. Điều này gây rất nhiều áp lực cho hệ thống duy trì trạng thái cân bằng do sự mất cân bằng lớn giữa đường và chất béo trong nguồn cung cấp năng lượng từ ngoài vào (thức ăn). Một phương án cho vấn đề này có thể là tăng lượng mỡ tích trữ trên cơ thể, nhưng ở mặt khác, các lượng mỡ tích trữ này đòi hỏi thêm năng lượng (để duy trì) và chiến lược này dần dẫn tới chứng béo phì.
Đối với người ADHD, thay vì dần tích trữ nhiều mỡ hơn trên cơ thể và điều chỉnh các cơ bắp sang hướng sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính, luận điểm của tôi là cơ thể của các người này đã áp dụng chiến lược bảo toàn chất béo. Các cơ bắp được điều chỉnh để sử dụng đường làm nguồn năng lượng chính thay vì chất béo, và kích thước cơ thể được giảm tải tới mức tối thiểu bằng cách giảm bớt các lượng mỡ tích trữ, làm chậm lại quá trình trưởng thành, và làm ỳ trệ quá trình phát triển. Tác động của việc cơ thể cần ít chất béo hơn là ở chỗ, có nhiều chất béo hơn (nhưng vẫn chưa đủ) để não bộ sử dụng để hỗ trợ nhu cầu xây dựng các bao myelin cho mạng lưới các nhánh thần kinh đang phát triển mạnh mẽ.
7. Vai trò của các Phần thể Ketone
Tôi càng ngày càng tin rằng các phần thể ketone đóng một vai trò quan trọng đối với ADHD. Các phần thể ketone là một nguồn năng lượng thay thế cho não bộ mà trở nên vô cùng thiết yếu khi lượng đường trong máu xuống thấp. Như đã được đề cập tới lúc trước, não bộ không thể sử dụng các chất béo làm năng lượng. Tuy nhiên, nó có thể sử dụng các phần thể ketone, và do đó sự hiện diện của chúng trở thành cơ chế bảo vệ đối với não bộ khi nguồn cung cấp đường bị thiếu hụt.
Các phần thể ketone được gan tạo ra như một kết quả phụ của quá trình tiêu hóa/xử lý chất béo. Khi không có các chất béo trong chế độ dinh dưỡng, một lượng phần thể ketone nhỏ hơn rất nhiều được tạo ra. Cụ thể là, cơ thể chuyển hóa nhiều phần thể ketone từ chất béo trong thức ăn hơn so với từ mỡ tích trữ trên cơ thể. Thêm vào đó, và quan trọng hơn hết, một số tế bào chuyên hóa trong não bộ gọi là astrocytes còn có thể thu thập các chất béo trong máu và sản xuất các phần thể ketone từ chúng. Có giả thuyết rằng các phần thể ketone trong não còn có thể hoạt động như “các chất nền tế bào, từ đó giúp bảo toàn chức năng truyền tải tín hiệu thần kinh và tính vững chắc của cấu trúc hệ thần kinh”. Tôi cho rằng các astrocytes có thể có khả năng tích trữ các phần thể ketone mà có thể đóng cả vai trò năng lượng cho não bộ trong các giai đoạn thiếu hụt đường, lẫn đảm bảo rằng các tín hiệu quan trọng như dopamine có thể được truyền tải qua các điểm kết nối mạch thần kinh. Nhưng sự thiếu hụt chất béo trong thức ăn sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sự hiện hữu của nguồn dinh dưỡng thiết yếu này.
8. Giải thích sự khác biệt lớn ở tỷ lệ giới tính bị tác động bởi ADHD
Thật đáng tò mò rằng xác suất mắc ADHD cao hơn hẳn ở các bé trai so với các bé gái. Một số ước tính cho rằng tỷ lệ trai : gái được chẩn đoán mắc ADHD có thể cao đến mức 10 : 1. Trong bối cảnh dựa trên giả thuyết rằng ADHD bắt nguồn từ sự thiếu hụt chất béo, những yếu tố nào có thể cung cấp nền tảng bảo vệ cho các bé gái?
Trước hết, tỷ lệ lượng mỡ tương đối với lượng cơ bắp ở các bé gái nói chung cao hơn rất nhiều so với ở các bé trai. Khi có cùng trọng lượng và kích cỡ cơ thể, một bé gái sẽ có nhiều mỡ dưới da hơn hẳn, tương phản với tỷ lệ lượng cơ bắp tương đối với lượng mỡ cao hơn rất nhiều ở một bé trai. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp chất béo sẵn sàng để sử dụng sẽ cao hơn nhiều ở các bé gái so với ở các bé trai.
Thứ hai, và quan trọng hơn hết, hormone nữ tính estrogen là một vũ khí siêu hiệu quả để tăng khả năng tiêu hóa/xử lý mỡ. Cơ chế cụ thể về những gì diễn ra chưa được khám phá rõ ràng, nhưng đã được giả thuyết rằng estrogen gây ra tác động này bằng cách kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng (growth hormone) và adrenaline hơn. Hormone tăng trưởng đã được chứng minh cho thấy làm cơ thể tăng hoạt động chuyển hóa các mô mỡ thành các chất béo vào máu, và các dữ liệu cho thấy khá rõ ràng rằng adrenaline cũng thực hiện điều này. Hormone tăng trưởng còn kiềm hãm việc cơ thể tiết ra insulin, và giảm tải insulin ngay từ đầu sẽ tăng xác suất kiềm hãm insulin đủ hiệu quả nói chung để cho phép việc chuyển hóa mỡ thành chất béo diễn ra suôn sẻ.
Một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về sự khác biệt giữa nam và nữ về lượng chất béo trong máu sau khi vận động thể chất, và đã cho thấy rằng sau cùng lượng vận động thể chất, các đối tượng nữ có một lượng chất béo trong máu cao hơn hẳn so với các đối tượng nam.
Do đó, lượng các tế bào mỡ cao hơn, việc các mô mỡ được chuyển hóa thành các chất béo vào máu nói chung xảy ra ở mức cao hơn, và tác động mạnh mẽ hơn của vận động thể chất tới việc cơ thể tiết ra chất béo đều nhiều khả năng góp phần vào việc giảm thiểu đáng kể rủi ro một cô bé mắc ADHD so với một cậu bé.
9. Dopamine
Dopamine là một loại hormone vô cùng quan trọng mà được tiết ra từ chất đen (substantia nigra) trong trung não và được truyền tới các phần khác của não thông qua ba đường dẫn thần kinh chính: đường nigrostriatal tới tiểu não để kiểm soát chuyển động cơ thể, đường mesolimbic tới trung tâm phần thưởng và kiểm soát cảm xúc, và đường mesocortical tới thùy trán của vỏ não mà kiểm soát khả năng lên kế hoạch và lập luận cấp độ cao. Các đường dẫn này là một phần của chất trắng mà bị teo nhỏ ở não trẻ ADHD. Với tốc độ truyền tín hiệu kém và không có khả năng duy trì tín hiệu mạnh, các đường dẫn được bao bọc một cách tồi tàn này làm phát tán thông điệp thần kinh mà dopamine cố gắng gửi.
Một nghiên cứu mới đây bởi Tiến sĩ Nora Volkow so sánh não bộ của 53 người trưởng thành ADHD không sử dụng thuốc và não bộ của 44 người trưởng thành khỏe mạnh không mắc ADHD trong giai đoạn từ 2001 tới 2009, sử dụng thiết bị chụp não PET (positron emission tomography – chụp cắt lớp phát xạ positron). Nghiên cứu này tập trung vào các thụ thể dopamine, mà truyền tín hiệu tới các khu vực cách xa trong não bộ, và các đơn vị vận chuyển dopamine, mà tái chế lượng dopamine bị thừa còn sót lại sau khi tín hiệu đã được truyền đi. Nghiên cứu phát hiện ra rằng cả các thụ thể lẫn các đơn vị vận chuyển đều bị suy giảm ở số lượng trong các não ADHD so với các não bình thường. Lượng thụ thể bị suy giảm nhiều khả năng là hậu quả của sự vận chuyển chậm chạp và kém hiệu quả xảy ra trong cả mạng lưới. Các đơn vị vận chuyển từ đó bị suy giảm ở số lượng để làm chậm lại quá trình gửi dopamine ngược lại kho tích trữ. Điều này cho phép dopamine được giữ lại trong synapse (điểm giao thoa giữa các tế bào thần kinh) trong một khoảng thời gian dài hơn. Ritalin giúp đạt được tác động tương tự, và đây được cho là lý do chính vì sao nó có tác dụng.
Nghiên cứu trên các con chuột đã cho thấy rằng việc tiết ra dopamine bị suy giảm đáng kể khi insulin không hiện diện. Đây có thể là một cơ chế diễn ra có chủ đích để bảo vệ ngăn ngừa việc tiết ra dopamine khi không có đủ đường để dùng làm năng lượng cho các hoạt động não bộ (mà dopamine kích hoạt). Tuy nhiên, trẻ ADHD, có khả năng tiêu hóa/xử lý đường hiệu quả, phải đợi tới khi lượng insulin thừa đã được xử lý hoàn toàn trước khi các chất béo từ các kho tích trữ chất béo (mỡ) có thể được tiết ra. Trong khi đó, nguồn cung cấp dopamine dần cạn kiệt trong khi cố gắng truyền các tín hiệu thông qua các mạng lưới bị lỗi, và các chất béo (được tiết ra và) tới quá trễ để có tác dụng.
Não bộ cần cả các chất béo lẫn đường để tiếp nhận các kiến thức mới – để tái cơ cấu và củng cố các đường kết nối thần kinh. Trẻ ADHD bị mắc kẹt trong một tình trạng mâu thuẫn, bởi vì, để rút được các chất béo ra khỏi các kho tích trữ chất béo (mỡ), lượng insulin phải ở mức thấp, nhưng nếu insulin ở mức thấp, thì đường nhiều khả năng cũng ở mức thấp (vì chức năng insulin ở các trẻ ADHD quá hiệu quả) và, đồng thời, việc tiết ra dopamine cũng bị kiềm hãm. Một đứa trẻ tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng ít chất béo và có chức năng tiêu hóa/xử lý đường siêu hiệu quả sẽ nhiều khả năng không bao giờ có, đồng thời, đủ lượng dopamine, các chất béo và đường luân chuyển trong cơ thể. Ngay khi lượng insulin xuống đủ thấp để cho phép chất béo được tiết ra (từ mỡ), thì lượng đường và dopamine nhiều khả năng đã bị cạn kiệt. Với một lượng chất béo thấp trong các nguồn thức ăn, và với một lượng nhỏ tế bào mỡ trên cơ thể (kho tích trữ chất béo trên cơ thể) mà bị insulin kiềm hãm, khó có thể tưởng tượng được nguồn cung cấp chất béo cho não có thể tới từ nơi nào.
10. Sự Phát triển Trì trệ và sự Thiếu hụt Vitamin D và Canxi
Trong bài viết của tôi về chứng béo phì, luận điểm của tôi là sự thiếu hụt canxi đóng một vai trò quan trọng bởi vì canxi là cần thiết cho việc tiết ra insulin từ tụy và cho việc các cơ bắp hấp thụ đường. Chứng béo phì có liên kết mạnh mẽ với cả sự thiếu hụt canxi lẫn tình trạng kháng insulin, và luận điểm của tôi là các tế bào mỡ bù đắp (cho trạng thái thừa mỡ) bằng cách nhét bản thân chúng vào chuỗi xử lý năng lượng. Chúng áp dụng cho bản thân chúng nhiệm vụ chuyển hóa đường thành mỡ, và chúng lập trình các cơ bắp để thiên hẳn về sử dụng chất béo thay vì đường làm nguồn năng lượng. Trong quá trình đó, chúng (các tế bào mỡ) thu gom tích trữ canxi và vitamin D, gây ra các sự thiếu hụt các chất quan trọng này trong máu một cách đủ rõ ràng tới mức đo lường được.
Nhiều khả năng một số trẻ ADHD còn có thể bị thiếu thụt cả canxi, chủ yếu là hậu quả của việc thiếu hụt vitamin D, một hội chứng đạt mức đại dịch ở Mỹ. Có lẽ vai trò dinh dưỡng quan trọng nhất của vitamin D là khả năng của nó trong việc đẩy mạnh cả sự hấp thụ canxi trong đường ruột lẫn sự vận chuyển canxi xuyên qua các màng tế bào, một quy trình vô cùng quan trọng đối với nhiều khía cạnh của quá trình chuyển hóa chất và sự vận hành của não bộ. Các trẻ ADHD thường bị trì trệ ở sự phát triển, và mức độ hormone tăng trưởng của chúng thấp một cách bất thường. Việc tăng chiều dài xương đòi hỏi một lượng canxi khổng lồ. Do đó, bằng cách giữ các xương ngắn, lượng canxi mà đáng lẽ đã được sử dụng cho việc phát triển xương có thể được chuyển hướng để đảm bảo nguồn cung cấp insulin đầy đủ và một cơ chế hấp thụ đường hiệu quả trong các tế bào cơ bắp và mỡ.
Có thể rằng các trẻ ADHD còn hy sinh cả lượng canxi trong não bộ để đảm bảo có đủ canxi cho cơ chế tiêu hóa/xử lý đường hiệu quả, mà đóng vai trò vô cùng thiết yếu khi cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào đường làm nguồn năng lượng. Các chứng cứ rằng các kênh luân chuyển canxi trong não bộ đóng vai trò quan trọng cho trí nhớ tới từ kết quả đáng kinh ngạc của một nghiên cứu dựa trên 1,268 người được điều trị chứng huyết áp cao. Nghiên cứu đó phát hiện ra rằng những người dùng thuốc chặn canxi (calcium blockers – các loại thuốc được sử dụng để hạ huyết áp. Chúng hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn canxi không vào được các tế bào tim và động mạch, các bộ phận chính liên quan tới việc luân chuyển máu quanh cơ thể và huyết áp) đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ so với những người sử dụng các loại thuốc khác để hạ huyết áp. Các nghiên cứu sử dụng Chụp Cộng hưởng Từ (MRI – Magnetic Resonance Imaging) xác nhận thiệt hãi não bộ ở khu vực chất trắng của não những người sử dụng thuốc chặn canxi.
Nếu các trẻ ADHD bị thiếu hụt canxi trong não chúng, chúng cũng nhiều khả năng ít có thể sử dụng các phần thể ketone làm nguồn năng lượng trong não bộ. Kết luận này tới một cách gián tiếp từ các nghiên cứu về các bệnh nhân mắc chứng Alzheimer’s. Dữ liệu đã cho thấy rằng não của các bệnh nhân mắc Alzheimer’s bị thiếu hụt khả năng sử dụng đường làm năng lượng, và, điều này dẫn tới việc, các cơ chế kiểm soát quản lý đã tăng cường luồng cung cấp canxi tới não trở nên cao hơn, mà đóng một vai trò thiết yếu trong việc tiêu hóa/xử lý các phần thể ketone. Điều này cho phép các não này sử dụng hiệu quả các phần thể ketone thay cho đường làm nguồn năng lượng. Ngược lại với dữ liệu quan sát này là việc lượng canxi bị suy giảm trong não bộ sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hóa/xử lý các phần thể ketone, làm não bộ càng dễ bị thiệt hại trong các tình huống khi lượng đường trong máu bị suy giảm.
Bản thân vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc não bộ hoạt động, bên cạnh tác động của nó tới canxi, dựa trên chứng cứ là các thụ thể vitamin D hiện diện khắp mọi nơi quanh não. Vitamin D còn tác động cả tới các chất đạm (protein) trong não mà có liên quan trực tiếp tới việc học hỏi và trí nhớ, cũng như khả năng kiểm soát vận động. Có thể rằng, đối với một số trẻ ADHD, sự thiếu hụt vitamin D lại chính là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của trẻ.
11. ADHD và chứng Anorexia
(Anorexia nervosa – chứng biếng ăn tâm thần: một rối loạn ăn uống thường được thể hiện ở các đặc điểm trọng lượng cơ thể thấp một cách bất thường, sự sợ hãi khủng khiếp đối với việc tăng cân và nhận thức lệch lạc về trọng lượng cơ thể.)
Các tế bào mỡ là một phần của hệ nội tiết, và, như tôi đã trao đổi lúc trước, chúng có khả năng gây ảnh hưởng tới mức độ mà các tế bào cơ bắp thiên về sử dụng đường thay vì các chất béo làm nguồn năng lượng. Chúng (các tế bào mỡ) thực hiện sự kiểm soát này bằng cách tiết ra hai tín hiệu peptide: leptin và adiponectin. Adiponectin đẩy mạnh việc tiêu thụ đường bởi các cơ bắp, và nó còn trực tiếp tác động tới các tế bào mỡ để khuyến khích chúng nạp và chuyển hóa đường thành mỡ. Leptin, ở mặt khác, kích thích các cơ bắp thiên về tiêu thụ các chất béo thay vì tiêu thụ đường.
Theo thống kê, các trẻ ADHD có tốc độ tiêu hóa/xử lý đường hiệu quả một cách bất thường, cụ thể là, với một lượng insulin tương đồng, lượng đường huyết hạ xuống nhanh hơn sau một bữa ăn so với các trẻ khác. Dữ liệu quan sát này cho thấy rằng các tế bào mỡ của chúng đã sắp đặt một chế độ mặc định là tỷ lệ adiponectin : leptin cao (có nghĩa là lượng adiponectin rất cao, so với lượng leptin rất thấp), dẫn tới việc các cơ bắp thiên về sử dụng đường thay vì các chất béo, và các tế bào mỡ được chỉ định chuyển hóa đường thành mỡ. Lượng đường hạ xuống nhanh chóng hơn bởi vì các tế bào cơ bắp và mỡ sử dụng số lượng nhiều hơn.
Những đối tượng mắc chứng biếng ăn tâm thần, các trẻ bỏ đói bản thân một cách có chủ đích, đã được biết là có hệ tiêu hóa/xử lý đường siêu hiệu quả (mấp mé tình trạng hạ đường huyết) và còn có cả tỷ lệ lượng adiponectin : lượng leptin cao. Chiến lược này tối đa hóa lượng chất béo có thể sử dụng cho tim và não bộ. Một chi tiết đáng tò mò là chứng biếng ăn tâm thần phổ biến hơn hẳn ở các trẻ gái, và ADHD phố biến hơn hẳn ở các trẻ trai.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Harvard ngờ rằng có thể có một liên hệ giữa chứng biếng ăn tâm thần và ADHD. Để kiểm nghiệm giả thuyết này, họ so sánh các trẻ gái ADHD với một nhóm kiểm soát (không ADHD) để xem liệu những trẻ ADHD có xu hướng mắc chứng biếng ăn tâm thần không. Các kết quả cho thấy rằng các trẻ gái ADHD có xác suất cao hơn gấp 3.6 lần so với nhóm kiểm soát ở khía cạnh phát sinh trạng thái rối loạn ăn uống. Tới thời điểm này tôi tin rằng chứng biếng ăn tâm thần là một kỹ thuật để kháng cự lại ADHD mà các trẻ gái có thể áp dụng, trong khi các trẻ trai không có đủ lượng tế bào mỡ để thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa đường thành mỡ. Ritalin được biết đến rộng rãi về tác động giảm sự thèm ăn, và việc sử dụng dài hạn có thể dẫn tới tình trạng tương tự với chứng biếng ăn tâm thần. Loại thuốc này có thể có tác dụng, một phần, bởi vì nó dẫn tới trạng thái cơ thể siêu gầy, do đó bảo toàn mỡ bằng cách giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ mỡ bởi các tế bào (ví dụ cơ bắp) mà có thể hoạt động sử dụng đường.
12. ADHD và sự Thiếu hụt các Chất béo
Xác suất các triệu chứng liên quan tới sự thiếu hụt các chất béo, như tóc và da khô, cảm giác khát quá mức và việc đi tiểu thường xuyên, đã được quan sát thấy là cao hơn ở các trẻ ADHD so với dân số chung. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các trẻ ADHD bị thiếu hụt các chất béo thiết yếu, và các thực phẩm bổ sung chất béo omega-3 đã thường được kê đơn như một phần của chương trình trị liệu cho các trẻ này.
Một nghiên cứu dựa trên 96 trẻ trai ở các trường tại Indiana (Mỹ), 53 trong số đó đã được chẩn đoán mắc ADHD, xem xét liều lượng chất béo có trong máu các trẻ này. Kết quả cho thấy rằng nhóm các trẻ ADHD nói chung có lượng các chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6) trong máu thấp hơn hẳn so với các trẻ thuộc nhóm kiểm soát (không ADHD). Thêm vào đó, trong nhóm ADHD, 21 đối tượng mà biểu lộ nhiều dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt các chất béo thiết yếu, có lượng chất béo bị cạn kiệt hơn nhiều so với 32 đối tượng ADHD còn lại.
13. ADHD và các Rối loạn Giấc ngủ
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng các thanh thiếu niên được chấn đoán mắc ADHD có rủi ro cao hơn hẳn trong việc gặp phải các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khiếp sợ trong đêm, ác mộng, và ngáy, so với các đối tượng tiêu chuẩn (kiểm soát). Tôi cho rằng các vấn đề với giấc ngủ này bắt nguồn từ việc thiếu hụt các chất béo. Não bộ không thể sát nhập hiệu quả lượng kiến thức và trải nghiệm mới tiếp nhận trong ngày dài diễn ra trước giấc ngủ vào trí nhớ dài hạn, do thiếu hụt nguồn cung cấp chất béo để xây dựng các bao myelin xung quanh các mạch thần kinh mới được tạo ra và các yếu tố củng cố. Các sự thiếu hụt các nguồn lực mang tính thiết yếu đối với các mục tiêu của việc đi ngủ có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thao thức bồn chồn, tỉnh ngủ, và các cơn khiếp sợ trong đêm.
14. Các Tác động Có lợi của sự Tăng động
Một trong các đặc tính của các trẻ ADHD mà được biết đến nhiều là việc chúng thường xuyên cựa quậy, dịch chuyển. Mỗi khi chúng cố gắng mãnh liệt để tập trung, thì chúng sẽ liên tục di chuyển, không thể ngồi yên, và đã có giả thuyết rằng các sự vận động đó trên thực tế giúp chúng tư duy. Một cách mà các chuyển động ngẫu nhiên có thể có hiệu quả là thông qua việc kích thích dopamine được tiết ra. Dopamine đóng một vai trò thiết yếu đối với sự chuyển động của cơ thể: những người mắc chứng Parkinson’s không thể chủ động thực hiện các chuyển động và dường như bị tê liệt trừ khi được điều trị bằng tiền chất của dopamine, là L-dopa (tiêm L-dopa vào người để kích thích cơ thể sản xuất ra dopamine). Giả thuyết của tôi là, thông qua các chuyển động ngẫu nhiên của các chân tay chúng, các trẻ ADHD có thể kích thích não bộ chúng tiết ra dopamine, và do đó tăng sự hiện diện của chất này cho các chức năng quan trọng khác liên quan tới khả năng tập trung và học hỏi.
Một lợi ích nữa của các chuyển động ngẫu nhiên là ở chỗ chúng tiêu hóa/xử lý đường qua cơ chế trao đổi chất kỵ khí (anaerobic metabolism – quá trình đốt cháy các chất tinh bột trong điều kiện không có oxy để tạo ra năng lượng), mà tiêu thụ các nguồn dự trữ đường trong các cơ bắp và làm cơ thể tiết ra lactic acid vào máu. Mặc dù axit lactic được nhìn nhận chung là một chất thải bỏ, nó gần đây đã được phát hiện ra, khá là phi thường, rằng tim có thể trực tiếp tiêu hóa/xử lý lactic acid như một nguồn năng lượng thay thế. Cơ chế này giúp tiết kiệm các chất béo mà tim đáng lẽ ra đã sử dụng (làm năng lượng nếu không có lactic acid thay thế). Thêm vào đó, và đáng kinh ngạc nhất, não bộ cũng có thể sử dụng lactate (lactic acid) như một nguồn năng lượng. Sự tiêu thụ đường của não bộ giảm xuống khá nhiều sau một quãng thời gian dài tập thể dục kỵ khí (anaerobic exercise – không sử dụng không khí trong quá trình tạo ra năng lượng để thực hiện các hoạt động thể chất), bởi vì não bộ còn có thể tận dụng lượng lactic acid dần tăng lên trong máu như là kết quả phụ của cơ chế tiêu hóa/xử lý đường kỵ khí (anaerobic glucose metabolism).
Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, vận động thể chất kích thích hệ thần kinh giao cảm tiết ra adrenaline, và adrenaline là hormone quan trọng nhất trong việc cho phép tiết các chất béo ra từ các tế bào mỡ, ngay cả khi đang có quá nhiều insulin được tiết ra.
Do đó, tất cả các yếu tố liên quan này, việc lactic acid được sản xuất ra mà có thể được tim sử dụng làm năng lượng, việc làm suy kiệt lượng insulin, và việc kích hoạt adrenaline, mà sẽ chủ động đẩy mạnh việc tiết ra các chất béo, sẽ cùng góp phần hướng tới mục tiêu là tăng lượng chất béo được cung cấp cho não bộ.
15. Cơ chế hoạt động của Ritalin
Ở Mỹ, một loại thuốc thông dụng trong việc điều trị ADHD là Ritalin. Đã được ước tính rằng có tới 10% trẻ em ở Mỹ hiện sử dụng Ritalin hoặc một chất kích thích khác, và Mỹ tiêu thụ 90% lượng Ritalin được sản xuất trên toàn thế giới. bởi vì các trẻ ADHD bị suy giảm số lượng thụ thể dopamine trong não, đã có giả thuyết rằng Ritalin có tác dụng bởi vì nó phòng ngừa việc tái hấp thu dopamine và cho phép duy trì chất này trong các không gian tế bào trong một khoảng thời gian dài hơn hẳn.
Ritalin có tác động làm dịu đối với các trẻ ADHD. Điều này dễ hiểu bởi vì Ritalin đồng thời tăng lượng dopamine sẵn sàng để sử dụng và kiềm hãm chức năng ngăn chặn việc rút chất béo ra khỏi các tế bào mỡ của insulin; nói cách khác, nó giúp đạt được 2 mục tiêu tương tự mà các chuyển động ngẫu nhiên cố gắng đạt được. Tuy nhiên, các trẻ sử dụng Ritalin than phiền rằng thuốc này gây ra trước tiên một trạng thái tràn đầy năng lượng đi kèm với tim đập vô cùng nhanh, sau đó là một giai đoạn kiệt sức thể chất. Trạng thái tràn đầy năng lượng có liên quan tới việc lượng adrenaline tăng vọt lên, và sự kiệt sức nhiều khả năng là một hậu quả của việc cả nguồn cung cấp chất béo lẫn đường đều bị suy kiệt, khi Ritalin hết tác dụng.
Dopamine là một tiền chất của adrenaline, loại hormone “chống trả hoặc chạy trốn”. Nếu dopamine được cho phép duy trì trong không gian tế bào não lâu hơn ở dạng sẵn sàng để sử dụng thông qua tác động của Ritalin, thì mức độ adrenaline sẽ tăng lên. Adrenaline là một hormone rất mạnh mẽ với nhiều tác động lên cơ thể, chủ yếu hướng tới việc tăng sự cung cấp năng lượng vào máu một cách ngắn hạn, hay nói cách khác, hoạt động trong chế độ khủng hoảng.
Một tác động thiết yếu của adrenaline là tắt bỏ chức năng kiềm hãm các tế bào mỡ của insulin. Điều này cho phép các tế bào mỡ tiết ra các chất béo ngay cả khi lượng insulin trong máu đang cao. Ritalin do đó cho phép não bộ được đồng thời cung cấp đầy đủ đường làm năng lượng, chất béo cho việc xây dựng các mạch thần kinh, và dopamine để kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ tập trung chú ý và củng cố trí nhớ mà đi kèm với việc học hỏi các kiến thức mới.
Thông qua tác động tăng lượng adrenaline của nó, Ritalin đồng thời kiểm hãm cảm giác thèm ăn. Trong trạng thái “chạy trốn hoặc chống trả”, hệ tiêu hóa được tắt bỏ, để tiết kiệm năng lượng, bởi vì chính quá trình tiêu hóa cũng tiêu thụ năng lượng. Gần như tất cả các trẻ ADHD sử dụng Ritalin đều sụt cân, và nhiều trẻ trở nên gầy tới mức nguy hiểm theo thời gian. Một tác động tích cực của việc giảm bớt cảm giác thèm ăn là ở chỗ nó nhiều khả năng dẫn tới sự gia tăng việc cơ thể thiên về sử dụng đường (làm nguồn năng lượng) và bảo toàn chất béo, như luận điểm tôi đã đưa ra về chứng biếng ăn tâm thần. Tuy nhiên, về lâu dài, việc các nguồn dự trữ chất béo (mỡ) bị suy kiệt đến một lúc nào đó sẽ làm nghiêm trọng thêm vấn đề căn bản ngay từ ban đầu là thiếu hụt nguồn cung cấp chất béo.
16. Các sự Nguy hiểm của việc Sử dụng Ritalin
Đáng ngạc nhiên là, dường như vô cùng dễ dàng để thuyết phục phần lớn người dân Mỹ rằng uống một viên thuốc nhân tạo là câu trả lời cho gần như tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, vô cùng mỉa mai, khi thấy thực tế rằng rất nhiều trẻ em ở Mỹ được bảo là, ở một mặt, “nói ‘không’ với các loại thuốc (phiện/gây nghiện)” và sau đó, ở mặt khác, nên uống một thứ thuốc mà ở nhiều mặt tương đồng với các loại amphetamine (ma túy tổng hợp) như “speed” và “cocaine” (coca-in). Ngày càng phổ biến hơn, các bạn của các trẻ ADHD tìm kiếm thứ thuốc này (Ritalin) và sử dụng nó như coca-in để đạt được trạng thái siêu phê thuốc. Và trẻ em thường ngây thơ về các tính nguy hiểm của Ritalin, cho rằng, nếu các bác sĩ kê nó cho các trẻ nhỏ, thì nó chắc chắn là vô hại.
Tiến sĩ Peter Breggin đã trở thành một nhà ủng hộ lớn quan điểm rằng việc sử dụng Ritalin rộng rãi ở Mỹ đang gây ra nhiều điều nguy hại hơn là lợi ích. Cuốn sách của ông, Cãi lại Ritalin, trình bày một luận điểm đầy tính thuyết phục rằng, mặc cho tất cả các sự đảm bảo của các bác sĩ rằng nó là một loại thuốc an toàn, Ritalin vô cùng tương đồng với các loại amphetamine (ma túy tổng hợp) và cho thấy tất cả các tính chất nguy hiểm tương tự dẫn tới sự nghiện ngập và lạm dụng. Ông trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1998 mà cho thấy rằng sử dụng các chất kích thích thời thơ ấu như Ritalin “liên quan vô cùng mạnh mẽ và sâu xa tới việc thường xuyên hút thuốc, hút thuốc hàng ngày ở tuổi trưởng thành, tới việc bị phụ thuộc vào (nghiện) coca-in, và việc sử dụng coca-in và các chất kích thích xuyên suốt cuộc đời.
Ông cũng chỉ ra rằng Ritalin được phân loại cùng với các loại amphetamine (ma túy tổng hợp) ở khía cạnh các tác động lâm sàng của nó. Ritalin được gắn nhãn “Schedule II” bởi cả DEA (Drug Enforcement Administration – Lực lượng Chống Ma Túy) lẫn INCB (International Narcotics Control Board – Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc tế). Nhãn Schedule II đối với một loại thuốc kê đơn có nghĩa là rủi ro bị lạm dụng cao nhất có thể. Một nghiên cứu so sánh Ritalin với coca-in kết luận rằng “Methylphenidate (Ritalin), tương tự như coca-in, tăng lượng dopamine tại các synapse bằng cách ngăn chặn cơ chế tái hấp thu dopamine, nó có các tác động củng cố tương tự như các tác động của coca-in, và việc áp dụng nó bằng cách truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch có thể tạo ra “một cơn phê thuốc” tương tự như khi sử dụng coca-in.
Bên cạnh rủi ro lạm dụng nó, và rủi ro của nó ở khía cạnh dẫn tới việc lạm dụng các thứ thuốc khác trong cuộc sống sau này, việc sử dụng Ritalin lâu dài, như được kê đơn, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực khác. Việc tắt bỏ hệ thống tiêu hóa kiềm hãm sự thèm ăn, và theo sau là sự sụt cân và phát triển ì trệ. Thông qua việc kích thích phản ứng “chống trả hoặc chạy trốn,” nó tăng cả huyết áp lẫn nhịp đập của tim, và có thể gây ra các thiệt hại khác chưa được tìm hiểu rõ cho tim. Vào tháng 3, năm 2000, một cậu bé 14 tuổi, Matthew Smith, đột ngột ngã khỏi ván trượt của cậu và qua đời. Cuộc khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy tim bị thiệt hại nghiêm trọng, mà nhân viên điều tra ngờ rằng là do cậu bé đã sử dụng Ritalin từ khi cậu 6 tuổi. Vụ việc này đã khuấy động lên rất nhiều sự thảo luận giữa các phụ huynh có con mắc ADHD về tính an toàn của việc sử dụng Ritalin về lâu dài. Hiện nay các phụ huynh được nhấn mạnh là cho con họ đi đánh giá xem có triệu chứng bệnh tim tiềm tàng nào không nếu họ cân nhắc sử dụng Ritalin để điều trị.
Đáng lo ngại hơn nữa, do ép hệ thống dopamine phải hoạt động quá tải, việc sử dụng Ritalin về lâu dài có thể dẫn tới chứng Parkinson’s rất lâu sau này trong đời. Dữ liệu nghiên cứu đã cho thấy rằng các loại thuốc khác mà tác động tới hệ thống dopamine có thể gây ra chứng Parkinson’s. Thông qua các nghiên cứu dân số, sử dụng amphetamine (ma túy tổng hợp) trong nhiều năm trước đó có tương liên với việc chứng Parksonson’s xảy ra rất lâu sau này trong đời. Adderall, một loại thuốc phổ biến khác trong việc điều trị ADHD, là một dạng amphetamine (ma túy tổng hợp), và Ritalin là một dạng rất tương đồng. Vào năm 1983, một mẻ bị lỗi của loại thuốc phiện đường phố, hero-in tổng hợp, còn được biết đến với cái tên “China White,” được phân phối quanh các khu phố tại San Francisco (Mỹ), và một số người nghiện không may là nạn nhân của sai sót này đã bị mắc phải chứng Parkinson’s cấp nghiêm trọng không thể đảo ngược được chỉ sau một lần sử dụng, do chất độc tố thần kinh MPTP tình cờ có trong thứ thuốc đó. Mặc dù dạng tác động ngay lập tức đầy kịch tính đó không được cho rằng sẽ xảy ra với Ritalin, nhưng hoàn toàn không thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra về lâu dài. Tôi hi vọng là tôi sai, nhưng tôi tin rằng nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy một sự gia tăng lớn ở số lượng trường hợp mắc chứng Parkinson’s trong cuộc sống sau này ở những người hiện nay đang xử dụng Ritalin và Adderall.
17. Các đề xuất của tôi trong việc trị liệu ADHD
Trong mục này, tôi sẽ trình bày các ý tưởng của chính tôi về cách thức các trẻ ADHD có thể, theo thời gian, cải thiện chức năng não chúng. Và giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng vào Ritalin. Trước tiên, tôi muốn lưu ý bạn rằng tôi không có bằng Y Bác sĩ. Bằng Tiến sĩ của tôi từ trường đại học MIT là về kỹ sư điện lực. Tuy nhiên, luận văn tiến sĩ của tôi là về một mô hình thính giác cho khả năng xử lý lời nói của con người, và do đó đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các cơ chế thần kinh trong não bộ. Bằng Cử nhân của tôi từ trường đại học MIT là về sinh học, với chuyên ngành phụ về thực phẩm và dinh dưỡng. Tôi đã nhận được nhiều lợi ích to lớn từ việc được tiếp xúc với các thông tin kiến thức về dinh dưỡng trước khi xu hướng say mê điên cuồng với chế độ ít chất béo mê hoặc sâu sắc dân số đất nước chúng ta.
Bước đầu tiên hướng tới sự phục hồi là vứt bỏ khái niệm rằng các chất béo là gây hại. Tôi đề xuất đọc bất kỳ đầu sách nào sau đây, mà trao đổi sâu sắc về chủ đề này, Good Calories Bad Calories (Calories Tốt Calories Tệ) bởi phóng viên tờ New York Times, Gary Taubes, Fat and Cholesterol are Good For You (Chất béo và Cholesterol có Lợi Cho Bạn), bởi Uffe Ravnskov, một Bác sĩ, Tiến sĩ người Thụy Điển, và Trick and Treat: How ‘Healthy Eating’ is Making us Ill (Mánh khóe và Thiết đãi: Cách thức mà “Ăn uống Lành mạnh đang Làm chúng ta Ốm yếu), bởi nhà nghiên cứu và tác giả người Anh Barry Groves.
Chúng ta đã bị dẫn dắt bởi cộng đồng y học Mỹ để tin rằng chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo gây ra bệnh tim mạch, và rằng tiêu thụ nhiều trái cây và rau hơn là lựa chọn tốt cho tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu dân số dài hạn mới được thực hiện (2009) tại Thụy Điển đã kết luận rằng các trái cây và rau không cung cấp một lợi ích gì cho sức khỏe tim mạch trừ khi chúng luôn được ăn kèm với các chất béo. Các nhà nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với hàng ngàn nam giới ở các vùng nông thôn Thụy Điển về đường lối ăn uống của họ, và còn theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe tim mạch của họ trong vòng 12 năm. Đáng ngạc nhiên rằng, họ không tìm ra bất kì mối liên hệ nào giữa bệnh tim mạch và việc tiêu thụ cá hoặc bánh mì nguyên cám, và không có mối liên hệ nào với việc tiêu thụ các trái cây và rau, đối với những đối tượng đồng thời lựa chọn việc tiêu thụ các thực phẩm từ sữa chứa ít chất béo hoặc tiêu thụ ít thực phẩm từ sữa nói chung. Lợi ích rõ ràng duy nhất họ có thể tìm ra là khi (các đối tượng) đồng thời tiêu thụ nhiều trái cây và rau và các thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo. Họ giả thuyết rằng các thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo là yếu tố cần thiết để đẩy mạnh việc hấp thụ các chất vitamin và khoáng trong các trái cây và rau. Tuy nhiên, nếu các đối tượng đồng thời ăn cả nhiều chất béo lẫn nhiều trái cây và rau, thì họ nhiều khả năng cũng đồng thời ăn ít thực phẩm tinh bột vô chất (empty carb). Kết quả này cho thấy rằng một người né tránh chất béo nhiều khả năng sẽ bị thiếu hụt các chất vitamin và khoáng chất, ngay cả khi họ tiêu thụ rất nhiều trái cây và rau.
Khi một người mẹ không còn khiếp sợ các chất béo, cô ấy có thể bắt đầu điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của con cô ấy, với mục tiêu là sửa-chữa-quá-lên sự thiếu hụt chất béo thông qua một chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, rất ít tinh bột. Việc tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm như thịt, cá và trứng nên được cân bằng với việc tiêu thụ ít đi các thực phẩm dạng đường và tinh bột phức tạp (starch). Các thực phẩm chứa chất béo trans (trans fat) nên được đặc biệt tránh tiêu thụ. Các sự cải thiện có thể sẽ không diễn ra một cách đầy kịch tính, vì sẽ cần nhiều thời gian để đứa trẻ phục hồi tất cả các mạch thần kinh không được bao bọc hiệu quả do nguồn cung cấp chất béo thiếu hụt. Tôi không thể dự đoán được việc một được trẻ mà đã bị thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng xuyên suốt cuộc đời nó có thể phục hồi nhanh chóng hay hoàn toàn đến mức nào, khi sự sửa đổi dinh dưỡng được áp dụng.
Dĩ nhiên rằng, hành động tốt nhất là tránh vấn đề ngay từ đầu, và việc này bắt nguồn từ người mẹ đang mang bầu. Điều đặc biệt quan trọng là cô ấy tiêu thụ nhiều chất béo omega-3 và omega-6 trong khi cô ấy đang mang thai, và tiếp tục làm vậy khi đứa trẻ đã được sinh ra, để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cao cho con cô ấy. Một cuộc phân tích dữ liệu gần đây từ Nghiên cứu Sức khỏe những Người cho con bú (Nurses’ Health Study), một nghiên cứu dài hạn đầy triển vọng dựa trên 18,000 người cho con bú, cho thấy rằng chất béo trong các thực phẩm từ sữa được tiêu thụ có liên quan tới khả năng sinh sản cao. Những người nữ giới nói rằng họ ăn các thực phẩm từ sữa có ít chất béo gia tăng 85% rủi ro vô sinh, trong khi các người nữ giới ăn các thực phẩm từ sữa nhiều chất béo một cách đều đặn giảm bớt 27% rủi ro vô sinh. Trạng thái sinh sản là một dấu hiệu cho thấy mức độ mà cơ thể thấy rằng nó sẵn sàng để tạo điều kiện phát triển một bào thai. Sữa mẹ chứa liều lượng chất béo vô cùng cao, cao hơn hẳn sữa bò. Từ đó có thể suy luận hợp lý rằng, khi sữa mẹ được thay thế bằng các thức ăn khác, thì các thức ăn này nên tiếp tục chứa liều lượng chất béo cao.
Tôi thấy Ritalin là một loại thuốc rất đáng lo ngại, cụ thể bởi vì nó là một loại thuốc tổng hợp (nhân tạo) và bởi vì nó mới được lưu hành trên thị trường trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng ta không có một chút dữ liệu nào về những gì sẽ xảy ra sau 40 hay 50 năm với những trẻ hiện sử dụng Ritalin. Các chuông cảnh báo đã được đề cập tới về rủi ro nghiện ngập và lạm dụng, mất cảm giác thèm ăn và hậu quả sau đó là thiếu chất và sự phát triển ỳ trệ, và các tác động tiêu cực tới tim.
Các chất kích thích khác mà có sẵn trong tự nhiên đã được con người sử dụng trong hàng trăm năm qua, và chúng nhiều khả năng an toàn hơn Ritalin nếu chúng có thể giúp đạt được các mục tiêu tương tự. Tôi đang nghĩ tới caffeline, socola, và ngay cả nicotine. Có thể rằng nicotine không tốt hơn Ritalin, do các vấn đề đã được biết của nó về rủi ro gây nghiện ngập và làm gia tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi. Nhưng miếng dán nicotine, mà phòng ngừa được rủi ro phổi tiếp xúc với hắc in dẫn tới ung thư phổi, ít nhất là một phương án thay thế mà nên được cân nhắc thay vì Ritalin.
Cà phê là một lựa chọn đặc biệt hấp dẫn – nó đã được nghiên cứu vô cùng chuyên sâu và dường như có rất ít nếu không nói là không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Nó đã cho thấy giúp cải thiện trí nhớ, và nó có tác dụng một phần bởi vì, bên cạnh tăng mức độ adrenaline, nó trực tiếp vô hiệu hóa sự kiềm hãm của insulin đối với việc tiết ra chất béo (từ các tế bào mỡ), mà theo tôi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của một thứ thuốc cho ADHD. Socola là một sản phẩm kích thích mà trẻ em sẽ đặc biệt hứng thú, và sữa socola (làm từ sữa tươi nguyên bản, đầy đủ chất béo) sẽ là một cách tuyệt vời để giới thiệu socola cho trẻ.
18. Câu trả lời thật sự về ADHD là gì?
ADHD là một hội chứng được biểu lộ chính thông qua các tính chất tăng động và ít tập trung chú ý. Nó tác động tới 10% các trẻ nam ở Mỹ, và có lẽ 3% các trẻ gái. Các trẻ thường được chẩn đoán vào vài năm đầu tới trường, mặc dù quan điểm thường thấy là các trẻ này đã bị tình trạng này từ khi sinh ra. Càng ngày, sự điều trị dựa trên việc kê đơn Ritalin, một loại thuốc mà đã cho thấy có tác dụng làm dịu các trẻ này và cải thiện khả năng tập trung, thường dẫn tới điểm số cao hơn ở trường. Hội chứng này còn không được đề cập tới trong phiên bản đầu tiên của DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần) được xuất bản vào năm 1968, nhưng xuất hiện trong phiên bản thứ 2, được xuất bản vào năm 1980. Vào giai đoạn giữa năm 1968 và năm 1980, thông điệp rằng các chất béo trong chế độ dinh dưỡng là có hại cho sức khỏe lần đầu xuất hiện.
Tôi đồng ý với Peter Breggin khi ông tuyên bố trong cuốn sách của ông Cãi lại Ritalin rằng việc sử dụng Ritalin dài hạn sẽ nhiều khả năng dẫn tới nhiều hậu quả kinh khủng sau này. Tuy nhiên, ông còn tuyên bố rằng ADHD là một thứ bệnh giả, được bày đặt ra hoàn toàn để làm đầy túi tiền các công ty lớn trong ngành dược phẩm. Tôi cố gắng tưởng tượng xem một người phụ huynh của một trẻ ADHD sẽ cảm thấy như thế nào, khi đọc rằng ADHD hoàn toàn bắt nguồn từ các ảnh hưởng xã hội – rằng sự thiếu tập trung chú ý và tăng động là do cuộc sống gia đình hỗn loạn và/hoặc một môi trường trường hợp không kích thích/hấp dẫn. Tôi nhớ tới quãng thời gian hồi chứng tự kỷ bị đổ lỗi là bắt nguồn từ việc giáo dục con không tốt. Một người mẹ mà đã làm tất cả những gì cô ấy có thể để tạo ra một môi trường nuôi dưỡng tốt nhưng không thấy bất kỳ cải thiện nào ở các triệu chứng của con cô chắc chắn cảm thấy vô cùng bế tắc, bực mình, và nản chí.
Tôi tin rằng ADHD là một hội chứng có thật với một yếu tố di truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, tôi đã đưa ra luận điểm rằng khía cạnh di truyền được biểu lộ ở đặc điểm rằng có rủi ro cao hơn trong việc não bộ hoạt động mất ổn định như là một hậu quả của việc thiếu hụt các chất béo trong chế độ dinh dưỡng. Điều này bao gồm chế độ dinh dưỡng của cả đứa trẻ lẫn người mẹ trong khi người mẹ đang mang bầu, và trong khi cô ấy cho con bú. Tôi tin rằng các triệu chứng sẽ dần cải thiện theo thời gian nếu chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ được điều chỉnh một cách đơn giản là bao gồm thêm các loại thịt, trứng, cá, và các thực phẩm từ sữa nhiều chất béo, trong khi đồng thời giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ các tinh bột vô chất (empty carb).
Đáng tiếc là, tôi ngờ rằng các triệu chứng sẽ không bao giờ biến mất hẳn, đặc biệt nếu trẻ đã tới tuổi thanh thiếu niên (13+) khi sự thay đổi (ở chế độ dinh dưỡng) được bắt đầu áp dụng. Tôi không biết rõ bao nhiêu lượng thiệt hại ở các mạch kết nối thần kinh trong não bộ và hệ thần kinh có thể được phục hồi sau khi trẻ đã qua các mốc phát triển thiết yếu một thời gian dài. Tuy nhiên, não của các trẻ đã cho thấy khả năng phục hồi bền bỉ đáng kinh ngạc sau khi trải qua các tổn thương não, vậy nên chúng ta có thể hi vọng rằng những sự cải thiện lớn có thể xảy ra theo thời gian. Dĩ nhiên rằng “một lạng phòng bệnh đáng giá bằng một cân chữa bệnh.” Bất kì ai đang cân nhắc bắt đầu một gia đình nên sáng suốt chuyển đổi chế độ dinh dưỡng của họ để chuẩn bị cho thai kỳ sắp đến – ngừng lo lắng về niềm tin sai lầm rằng các chất béo động vật có hại cho sức khỏe, và chuyển sang các thực phẩm từ sữa nhiều chất béo, các loại thịt, cá, và trứng thay vì các loại đồ uống đầy đường hoặc các thức ăn đầy các tinh bột phức tạp (starch).
Tôi không thể trách người mẹ về vấn đề này – cô ấy đơn giản thực hiện theo cả các thông điệp được phổ biến rộng rãi trong xã hội cũng như các thông điệp trong tiềm thức rằng chất béo trong thực phẩm là có hại và sẽ dẫn tới chứng béo phì và bệnh tim mạch. Cô ấy đang cố gắng hết sức có thể để cho con cô ấy một chế độ dinh dưỡng lạnh mạnh theo lời khuyên mạnh mẽ từ cả chính phủ Mỹ và ban ngành y học Mỹ. Do đó tôi dự đoán ADHD sẽ tiếp tục lan rộng không suy giảm ở Mỹ cho tới khi các nhà cầm quyền cuối cùng cũng nhận ra và công nhận sai sót của họ, và thay đổi đường lối của họ về chất béo trong chế độ dinh dưỡng. Thật sự rất đáng lo ngại khi nghĩ tới việc sẽ mất bao nhiêu năm để họ công nhận lỗi lầm to lớn họ đã mắc phải khi ủng hộ rộng rãi chế độ dinh dưỡng ít chất béo, và sự đau khổ khổng lồ nó đã gây ra.
– Tiến sĩ Stephanie Seneff – 2/11/2009
– Gánh Xiếc sưu tầm và biên dịch –