TẠO ĐỘNG LỰC CHO TRẺ ĐẶC BIỆT CỦA BẠN
Bạn có thấy mình tự hỏi …
“Tại sao con mình không thể (làm gì đó)?!?”
Chọn ra những thử thách của con bạn:
• Ra khỏi giường vào buổi sáng
• Hoàn thành bài tập về nhà của nó
• Lắng nghe mình
• Ngừng nói lại
• Ra khỏi cửa đúng giờ
Nếu như chúng thực sự KHÔNG THỂ (làm gì đó) thì sao?
Nếu bạn có một đứa con đặc biệt, chắc bạn đã trải qua thử thách và thất vọng cố tạo động lực cho chúng.
Có lẽ chúng “kỳ quặc” hoặc “phức tạp”. Có thể chúng có hoặc không (hay có ít) chẩn đoán. Có thể chúng dường như đi qua cuộc sống theo nhịp trống của chính mình.
Cho dù là đấu tranh với việc sắp xếp, quy định cảm xúc, các vấn đề xã hội hay hơn thế nữa (hoặc tất cả), cuộc sống đối với chúng thường phức tạp hơn những người khác.
Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em và người lớn phải vật lộn với những thách thức chức năng điều hành. Họ cần phải được hấp dẫn để hành động.
Chức năng điều hành là các phần suy nghĩ, cảm nhận và lý luận giúp chúng ta hoàn thành công việc và quản lý bản thân.
Chúng thường được biết đến như là “người chỉ huy dàn nhạc” của bộ não.
Đối với những người không có thách thức thực sự với Chức năng điều hành, họ có thể khó hiểu tại sao người ta “không thể chỉ” làm những gì họ mong đợi. Có vẻ như nó phải là khá đơn giản chứ.
Bộ não được thiết kế để thực hiện hành động. Vì vậy khi đối mặt với gì đó mà chúng ta rất không muốn làm, chỉ cần nhấn vào nút “hoàn thành” là xong!
Đối với những bộ não phức tạp, thách thức là nút “hoàn thành” có một hộp thủy tinh xung quanh nó!
Họ có thể nhìn thấy nó, nhưng rất khó chạm nó. Đối với những bộ não không được kết nối để bắt đầu hành động hoặc tự quản lý, sự hiện diện của một động lực là điều cần thiết.
Động lực có thể thúc đẩy neuron của não bộ để những người có thách thức về chức năng điều hành (như ADHD hoặc Lo âu) có thể hoàn thành công việc!
TẠO ĐỘNG LỰC TRẺ ĐẶC BIỆT BẰNG CÁCH HỖ TRỢ HOÀN THÀNH NHỮNG VIỆC LÀM
Bạn có thể giúp đứa trẻ phức tạp của mình tìm thấy động lực trong 3 bước đơn giản:
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH
Tìm ra động cơ thúc đẩy con bạn.
Hầu hết nhiều trẻ phức tạp phản ứng tốt với những kết quả tích cực. Tập trung vào củ cà rốt, không phải cây gậy.
Mặc dù hình phạt có thể mang lại kết quả ngay lập tức trong thời gian ngắn, nhưng khi chúng ta liên tục sử dụng biện pháp tránh trừng phạt làm động lực chính cho con mình, điều đó khiến con chúng ta, các mối quan hệ và chúng ta kiệt sức.
Có năm điều thúc đẩy bộ não phức tạp. Bạn có thể nhớ nó bằng PINCH:
1. (Play) Chơi: sử dụng hài hước hoặc sáng tạo để truyền cảm hứng cho quyền sở hữu và tham gia
2. (Interest) Quan tâm: thông báo khi một giáo viên hấp dẫn hoặc đối tượng quan tâm cải thiện hiệu suất
3. (Novelty) Mới lạ: tận dụng những khởi đầu mới mẻ, chẳng hạn như đầu năm học
4. (Competition) Cạnh tranh: sử dụng cuộc đua và thử thách (trong phạm vi lý do) để truyền cảm hứng cho sự tham gia
5. (Hurry up) Khẩn cấp: thời hạn và ‘phút cuối cùng’ có thể hoàn thành công việc (có chừng mực)
Dành một chút thời gian để khám phá cùng con bạn. Rồi sau đó đưa ra danh sách các động lực, dựa trên PINCH:
• Con thích những hoạt động nào?
• Con làm gì vào thời gian rảnh?
• Chương trình truyền hình hoặc bộ phim yêu thích của nó là gì?
Động lực không cần lớn và cũng không phải tốn kém tiền bạc.
Những đứa trẻ nhỏ có thể được thúc đẩy bằng cách dành thời gian kể chuyện với mẹ trước khi đi ngủ, hay chọn một món tráng miệng yêu thích.
Những đứa trẻ lớn hơn có thể được thúc đẩy bằng cách chọn đài phát thanh trên đường đến trường.
Bạn cũng có thể biến những thứ đặc ân của con thành động lực thúc đẩy.
Nếu con bạn được một giờ chơi mỗi tối, bạn có thể đặt điều kiện thay vì tự động. Ví dụ, nếu chúng xuống nhà lúc 7:20 sáng, chúng có 30 phút vào tối đó. Nếu chúng ra khỏi nhà trước 7:45 sáng, chúng sẽ có thêm 30 phút.
BƯỚC 2: KẾT HỢP
Sử dụng động lực để giúp con bạn hoàn thành thành công mục tiêu của chúng.
Một khi bạn hiểu động lực của chúng, hãy bắt đầu sử dụng động lực đó khi bạn thấy con mình đang gặp khó khăn.
Ví dụ: bạn có thể nói, “Ba/mẹ thấy con đang gặp khó khăn khi bắt đầu dọn dẹp phòng. Con có muốn được có động lực không? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con đặt mục tiêu tập trung làm sạch đúng 20 phút ta? Xong rồi thì chúng ta có thể nghỉ ngơi và múa ăn mừng 10 phút nha.”
Hoặc bạn có thể nói, “Ba/mẹ thấy con đang gặp khó khăn khi bắt đầu làm bài tập về nhà. Có gì con muốn làm tối nay để tự khuyến khích mình tiếp tục không? Có lẽ chúng ta có thể chơi trò chơi hoặc đọc cùng nhau khi con làm xong. Con nghĩ sao – đó có phải là động lực tốt để bắt đầu không?”
Hoặc bạn có thể dùng sự hiểu biết của mình để kết nối con bạn với những gì quan trọng cho con. “Ba/mẹ biết con nói con muốn tạo một cái gì đó cho bạn mới của mình, nhưng hình như con không biết phải chọn cái gì. Con có muốn được giúp đưa ra quyết định không? Điều con làm một cái gì đó cho bạn ấy quan trọng thế nào cho con? Bạn ấy thích những thứ gì? Con có thể nghĩ cái điểm chung nào của cả hai mà có thể giúp con bắt đầu không?”
BƯỚC 3: TRAO QUYỀN
Chuyển trách nhiệm tạo động lực từ bạn sang con.
Động lực là một công cụ mạnh mẽ.
Vì chúng ta biết bộ não phức tạp cần được thúc đẩy để duy trì tập trung, mục tiêu là bắt đầu truyền nhận thức đó cho con cái. Nó càng mạnh mẽ hơn cho chúng – và giải phóng hơn cho chúng mình! – khi trẻ bắt đầu hiểu khái niệm và tạo ra các công cụ để tự giúp mình.
Khi trẻ hiểu rõ động lực làm được bất cứ gì, chúng có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Chúng cũng học một công cụ tự quản lý mạnh mẽ mà sẽ hỗ trợ chúng suốt đời.
Nó có thể trông như thế này:
Mẹ: “Con trai, con có vẻ như mất tập trung. Con cần làm gì để trở lại với nhiệm vụ? ”
Con trai: “Con cần một động lực! Khi xong việc, con nghĩ tối nay con sẽ lấy … một bát kem” hoặc “thêm chút thời gian chơi game” hoặc “đọc truyện tranh!”
Chúng ta muốn con mình học cách tạo động lực cho bản thân. Từ đó, chúng học cách đảm đương trách nhiệm của mình. Thậm chí chúng có thể hoàn thành bài tập về nhà nhanh kỷ lục.
CÁCH BẮT ĐẦU TẠO ĐỘNG LỰC TRẺ ĐẶC BIỆT
Giáo dục con bạn rằng những thử thách của chúng thể hiện như thế nào. Hãy giáo dục sớm nhất có thể, sử dụng các thuật ngữ mà chúng hiểu.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Con yêu, con có nhận thấy rằng mình có thể dọn phòng nhanh như thế nào khi biết chương trình yêu thích của mình sẽ bắt đầu sau 15 phút không? Bộ não của con chắc chắn tập trung tốt khi có gì đó con rất muốn đang chờ đợi ở bên kia. Chúng ta sẽ phải nhớ điều đó lần sau con gặp khó khăn khi đi đúng hướng.”
Bạn cũng có thể chia sẻ với chúng một số thông tin về động lực của mình.
Chúng cần hiểu rằng tất cả chúng ta đôi khi cần phải thúc đẩy bản thân. Đó không chỉ là một thứ riêng cho bộ não phức tạp!
Cuối cùng, thay vì bảo chúng phải làm gì, hãy khuyến khích chúng rút ra từ “hộp công cụ” đầy những thủ thuật mà cả hai đã học được.
Lấy kết quả của quá trình động não mà bạn đã thực hiện trước đó. Tạo một danh sách hoặc một “hộp” ý tưởng mà chúng có thể tham khảo nếu cần động lực.
Tóm tắt, khi trẻ KHÔNG THỂ hoàn thành công việc, thì (thường) không phải là lười biếng, thiếu suy nghĩ hay thiếu tôn trọng. Nó chỉ đơn giản là một tác dụng phụ của những thách thức về chức năng điều hành của chúng.
Dạy chúng về động lực và bắt đầu làm việc!
CÁC MẸO NHANH ĐỂ NÂNG CAO CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC TRẺ ĐẶC BIỆT
1. Biết những thứ thúc đẩy con bạn
Con bạn phản ứng tốt hơn với củ cà rốt hay cây gậy? Hãy cùng con khám phá để xác định điều gì có thể làm một phần thưởng tốt.
2. Cho phép hậu quả tự nhiên
Đôi khi bạn phải để những thứ xảy ra tự nhiên. Điều này cho phép bạn thể hiện lòng trắc ẩn mà không phải là “kẻ xấu”.
3. Làm dễ hơn cho bạn
Luôn chọn một phần thưởng hoặc hậu quả đơn giản để bạn quản lý. Đừng biến nó thành hình phạt cho bạn, hoặc quá khó để quản lý!
4. Hãy rõ ràng và cụ thể
Đảm bảo rằng chúng biết chính xác chúng sẽ mong được nhận gì, khi nào và nhận như thế nào. Đừng e ngại tìm hiểu chi tiết cụ thể.
5. Tạo động lực kịp thời
Phần thưởng hoặc hậu quả phải “sớm”. Ngay cả khi đợi đến cuối tuần cũng có thể là quá lâu đối với một số trẻ.
6. Ghi công cho việc cố gắng
Đôi khi những đứa trẻ của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để về đích. Tạo động lực cho nỗ lực tốt và những thành công nhỏ trên đường đi.
7. Yêu cầu chúng tạo động lực
Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc hoàn thành việc gì đó, hãy giúp con tìm động lực và phần thưởng cho việc đi đúng hướng. Ít công việc hơn cho bạn!
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ CỦA CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC TRẺ ĐẶC BIỆT
Là mẹ của 6 đứa trẻ đặc biệt trong gia đình họ, Elaine và Diane thấy cần phải đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ cha mẹ.
Họ đã đồng sáng lập ImpactADHD® vào năm 2011 để đáp ứng những nhu cầu đó, bắt đầu với cộng đồng ADHD. Từ đó, họ mở rộng nhanh chóng để hỗ trợ các cha mẹ có con với nhiều nhu cầu phức tạp. Blog của họ đã từng đoạt giải thưởng trong vài năm hoạt động.
Nhiệm vụ của họ là làm các nguồn tài nguyên online và qua điện thoại tuyệt vời. Điều đó sẽ hỗ trợ phụ huynh một cách hiệu quả và hợp lý.
Là các tác giả của Parenting ADHD Now!, Diane và Elaine rất đam mê trao quyền cho các bậc cha mẹ để nuôi dạy những đứa trẻ đặc biệt một cách tự tin và hiệu quả hơn qua phương pháp tiếp cận huấn luyện viên và Mô hình Nuôi dạy trẻ IMPACT.
Chương trình quản lý phụ huynh nổi tiếng của họ, Sanity School™, được cấp phép quốc tế và được CHADD công nhận là Chương trình Sáng tạo vào năm 2017.
Họ tình nguyện trong nước và địa phương cho các tổ chức y tế và huấn luyện, bao gồm CHADD (Trẻ em và Người l ớn mắc ADHD) và Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (ICF).Họ cũng đã từng là cố vấn chuyên môn cho phụ huynh cho Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và chuyên gia nuôi dạy con cái cho chiến dịch Pfizer Making Moments. Họ trình bày các hội thảo trên toàn cầu cho các hội nghị quốc tế và các tổ chức địa phương.
Diane và Elaine giao tiếng nói cho cha mẹ những đứa trẻ đặc biệt vòng quanh thế giới.
– Diane Dempster và Elaine Taylor-Klaus –
– Gánh Xiếc biên dịch –