Đó là vấn đề giác quan hay đó là hành vi? Người ta thường hỏi tôi câu này trong phòng khám. Cha mẹ muốn biết nếu con họ chỉ đơn giản là cố làm họ khó chịu, hoặc chúng thật sự có vấn đề xử lý các giác quan.
Trong số 75% các trường hợp, người bố sẽ nói “nó chỉ cố tình làm thế để trốn tránh trách nhiệm”, trong khi mẹ thì biết rằng cần phải có các kỹ thuật xử lý cảm giác.
Câu trả lời của tôi là “có thể cả hai”. Không, câu trả lời đó không phải là để thoái thác. Đã hơn một lần tôi thấy các nhà trị liệu hoạt động (OT) đẩy đứa trẻ qua lại với các nhà tâm lý vì các hành vi nghiêm trọng của trẻ. Nhà trị liệu hoạt động nói “vấn đề về hành vi”, nhà tâm lý trả lời “vấn đề giác quan”. Và họ bất đồng cho tới khi đầu của cha mẹ quay cuồng.
Kiểu đùn đẩy qua lại này thường xảy ra vì cả nhà trị liệu hoạt động và nhà tâm lý đều thấy kỹ thuật của mình áp dụng riêng biệt không có hiệu quả. Và khi bạn bị áp lực từ việc cha mẹ muốn biết khi nào thì con họ được giúp đỡ, việc này sẽ dễ hơn nếu bạn đẩy cho người khác. Hãy hợp tác, mọi người ơi, vì có rất nhiều trường hợp chúng ta cần phải làm việc cùng với nhau để giúp trẻ.
Mối liên quan giữa giác quan và hành vi
Đúng, đôi khi sự bùng nổ của một đứa trẻ chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề giác quan, và cũng đúng đôi khi chỉ đơn giản là trẻ ăn vạ. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp khi ranh giới là màu xám và cái này dẫn đến cái kia.
Cho phép tôi lấy vài ví dụ về các khó khăn xử lý giác quan dẫn tới hành vi có vấn đề.
Hãy tưởng tượng bạn là một bé sơ sinh rất nhạy cảm ở vùng miêng, mỗi lần bạn ăn một cái gì đó bạn sẽ thấy khó chịu, muốn nôn oẹ, không thể chịu được những gì sền sệt xung quanh miệng. Ngay từ nhỏ bạn đã học được bài học: thức ăn đồng nghĩa với đau đớn.
Bây giờ, tưởng tượng khi bạn lớn lên, và được can thiệp trị liệu hoạt động rất tuyệt vời, bạn có thể ăn được những đồ sền sệt mà không bị nôn. Tuy nhiên, mỗi lần tiếp xúc với một thức ăn mới, bạn lại nhớ lại cảm giác thức ăn- đau đớn đó và bạn vứt thức ăn đi rồi gào lên. Chiến thắng rồi! Bạn đã cho món yến mạch đó biết ai là sếp ở đây.
Cha mẹ có thể nhìn thấy hành vi bùng nổ đó và nghĩ “ồ không, sự nhạy cảm đó vẫn còn đang làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con”, trong khi thực tế có thể đó là hành vi được tạo ra bởi các vấn đề giác quan trước đây.
Một ví dụ khác, hãy cho rằng con bạn đang được can thiệp các vấn đề xử lý giác quan. Mỗi lần trẻ bùng nổ, trẻ nhận được rất nhiều sự chú ý từ cha mẹ khi cha mẹ cố gắng hướng trẻ tới các hoạt động làm trẻ bình tĩnh lại. Và trẻ có thể sẽ học được rằng khóc/hét đồng nghĩa với sự chú ý của cha mẹ.
Chính vì vậy, thậm chí khi các vấn đề về giác quan bắt đầu được giải quyết, trẻ có thể sẽ dành một số hành vi bùng nổ đó chỉ cho cha mẹ chúng thôi. Trong một trường hợp như vậy, một người mẹ đến chỗ tôi và nói “tôi nghĩ có thể nó bị nhạy cảm với quần áo, nhưng mà nó chỉ diễn trò này với tôi thôi”.
Làm thế nào để phân biệt hai thứ này?
Hành vi hay giác quan… đó không phải là câu hỏi đáng giá ngàn đô sao? Các chuyên gia thảo luận chủ đề này trong sách, giảng trong các khoá học và tranh luận lẫn nhau. Một trong số các vấn đề gần đây với việc chẩn đoán rối loạn xử lý giác quan (SPD) đến từ thực tế là rất nhiều bác sĩ gọi các triệu chứng này là “hành vi”, cho rằng SPD không nhất thiết cần chẩn đoán độc lập.
Bất kể ý kiến của mọi người như thế nào, cha mẹ có thể bị tê liệt trong khi trẻ bùng nổ vì họ lo sợ họ đang kỷ luật trẻ vì một cái gì đó liên quan đến giác quan. Họ thường nói với tôi rằng mọi người nhìn họ như những “cha mẹ tồi” vì họ không biết cái gì nên kỷ luật, cái gì nên coi là vấn đề giácquan.
Do vậy, cha mẹ phải thật chú ý đến các dấu hiệu rất nhỏ từ trẻ. Với phân tích hành vi, có “tiền hành vi” – cái gì đó xảy ra trước hành vi. Đó là nơi cha mẹ nên tìm kiếm dấu hiệu, nguyên nhân gốc rễ của bùng nổ là gì?
Đó là một trong các lý do tại sao tôi lại là người cổ vũ nhiệt tình cho tư duy của cha mẹ có con có vấn đề xử lý giác quan. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi xu hướng cha mẹ nhận thấy ở con mình khi điều này được viếr ra trước mắt họ.
Ví dụ: Một cha mẹ thấy con họ không chiụ nghe lời vào buổi sáng để có thể ra khỏi nhà kịp giờ đi học. Đứa trẻ bị quá tải giác quan từ hiệu ứng hòn tuyết lăn (hiệu ứng tác động gia tăng) của các kích thích giác quan tiêu cực vào các buổi sáng. Cậu em trai đá nhẹ vào cái đèn chập chờn làm trẻ tỉnh dậy…. loại ngũ cốc ăn sáng yêu thích của trẻ bị thay bằng một loại bình thường khác… cái mác ở áo len của trẻ rất ngứa ngáy. Chính nhờ các chi tiết rất nhỏ nhặt đó bạn có thể suy luận về hành vi của trẻ.
Một dấu hiệu nên tìm kiếm khi các can thiệp hành vi không có tác dụng. Giả sử như bạn bắt đầu lấy đi đồ vật yêu thích của trẻ khi nó không chịu ngồi yên trên ghế. “Tối nay sẽ không được chơi Wii”….”X-Box sẽ không bao giờ được chơi nữa”…”Bây giờ thì con không thể xem TV đến lúc con 35 tuổi”! Đứa trẻ có vấn đề về xử lý giác quan sẽ khóc vì mất những gì trẻ thích, nhưng bạn sẽ thấy trẻ vẫn sẽ cứ nhấp nhổm trên cái ghế đó. Trong trường hợp này, hệ thần kinh của trẻ sẽ bắt nó phải chuyển động, và trẻ không làm được gì để chế ngự được cảm giác muốn chuyển động đó. Vì vậy bất kể phần thưởng hay hình phạt là gì, trẻ cũng không thể thay đổi.
Cách nào là tốt nhất?
Tôi phải nói rằng, tôi không thích khi trẻ đánh tôi liên tục trong giờ trị liệu và cha mẹ nhận xét “oh, nó cần nhiều kích thích giác quan hôm nay”. KHÔNG, đứa trẻ có thể rất cần kích thích để cảm nhận được cơ và các khớp xương hoặc có thể là trẻ đang cố tình làm thế vì giác quan bị quá tải, nhưng bạn cũng cần phải nhìn nhận rằng sự hung hăng và hành vi cùng đóng một phần vai trò.
Vì vậy, nếu như nhà trị liệu hoạt động xác định rằng con bạn có vấn đề về giác quan, bạn cần phải xem xét khả năng điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Tôi cho rằng cách tiếp cận cả hai hướng giác quan và hành vi là lý tưởng nhất.
Nói chung, các chiến lược về giác quan mà nhà trị liệu hoạt động đưa ra là an toàn để sử dụng cùng với kế hoạch can thiệp hành vi. Duy trì hỗ trợ hệ thống giác quan cho trẻ hàng ngày vô cùng quan trọng, và là một cách tốt để ngăn các hành vi.
Một điểm chính cần chú ý khi thực hiện chiến lược hành vi: đảm bảo không bao giờ phạt con bằng cách từ chối con những kích thích giác quan trẻ cần. Mặc dù nó có vẻ chỉ là làm cho trẻ thích thú, nhưng các hoạt động kích thích giác quan thật sự là những gì trẻ cần để có thể tổ chức được cuộc sống của mình.
Đây mới chỉ là một trong các lý do để ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa hai cách tiếp cận hành vi và giác quan. Tôi thậm chí đã thấy một số chuyên gia đề nghị cha mẹ không cho trẻ chơi xích đu, hoặc không cho trẻ cầm đồ chơi trẻ thích, cho tới khi trẻ bình tĩnh lại. Đối với một số trẻ, điều đó giống như yêu cầu điều không thể.
Thậm chí khi cha mẹ xem xét rất kỹ các dấu hiệu và cố xác định tại sao trẻ cố tình có hành vi xấu, cũng không thể nào xác định được một cách rõ ràng. “Đây là một trong những tình huống nói thì dễ mà làm thì khó”. Vì vậy tôi cảm thấy điều quan trọng là ủng hộ cả hai phía của vấn đề để trẻ có cơ hội có một cuộc sống cân bằng, điều hoà trong khuôn khổ thích hợp.
- Gánh Xiếc sưu tầm và biên dịch –
One Reply on “Đó là vấn đề giác quan, hành vi hay cả hai?”