Sụp đổ thần kinh là gì? Làm thế nào để nhận ra và cách phòng ngừa?
Nếu con tự kỷ của bạn có cả một thế giới riêng mà không được mọi người nhìn nhận, bạn có muốn biết về chúng hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như việc biết về chúng sẽ mở ra và giải thích được tất cả những hành vi, các phản ứng thách thức nhất và những tiếng khóc? Chào mừng bạn đến với thế giới của những người sụp đổ thần kinh.
Sụp đổ thần kinh là gì?
Điều này xảy ra khi mà “tình huống áp đặt lên con” làm cho não của con bạn bị quá tải? Và khi đó thì các cơ chế đối phó của chúng bị đóng lại. Chắc là bạn cũng đã từng có những lúc sụp đổ thần kinh một (hoặc nhiều lần) trong cuộc đời. Bạn đã bao giờ cảm giác hoàn toàn bị quá tải và choáng ngợp khiến bạn không thể chịu đựng được hơn nữa? Bạn đã bao từng bao giờ bị suy sụp một cách bất ngờ, bật khóc, hoặc giận dữ với một ai đó. Chúng là những dấu hiệu của một bộ não đã đạt đến “điểm sôi” của nó. Một bộ não đã bị thúc vào tường. Một bộ não đơn giản là đã lãnh đủ.
Và bạn đoán được điều gì không? Hầu hết mỗi một hành vi hoặc phản ứng cực đoan của con bạn đều do chúng đã bị sụp đổ thần kinh. Thực tế là, những lần sụp đổ thần kinh không được chẩn đoán sẽ dẫn đến những khủng hoảng leo thang liên tục ở nhà và ở trường.
Hiểu được điều gì gây ra sự sụp đổ thần kinh là cách duy nhất để ngăn chặn chúng. Tuy nhiên có một “con voi” ở trong phòng ngăn cản khả năng của chúng ta thực hiện điều này.
Lời đồn đại: Vấn đề là ở con của bạn
Một khái niệm sai lầm phổ biến là con của bạn và các hành vi của chúng là vấn đề. Tôi biết với một người ngoài cuộc nhìn vào thì có vẻ là như vậy nhưng đó không phải là những gì thực sự đang xảy ra.
Nếu như con bạn bắt đầu ho liệu bạn có mắng hay là ngăn cản nó thực hiện “hành vi ho” không? Tất nhiên là không. Bởi vì bạn biết rằng ho chỉ là triệu chứng. Nguyên nhân có thể là do không khí ô nhiễm, hoặc có thể là một bệnh nào đó. Thường thì bạn sẽ xử lý các nguyên nhân đó để bạn giúp con. Nếu con bạn đang ở trong cái phòng rất nóng và chúng đang gào thét để được đi ra, thì bạn sẽ không bao giờ trách con vì đã gào lên. Bạn sẽ cho con ra.
Nhưng khi chúng ta nói đến các hành vi cực đoan và cách phản ứng của trẻ tự kỉ, chúng ta đã chỉ trích họ, những người đang cảm thấy rất khó chịu ở bên trong, những người đang dùng tay che tai vì những tiếng còi, những người đang gãi vì những chất gây ngứa xung quanh họ.
Những tình huống này có gì giống nhau?
Chúng đều là những tình huống ở đó phản ứng của một người không phải là vấn đề mà chỉ là dấu hiệu của vấn đề. Chúng ta thường được khuyến khích xử lý các triệu chứng, thay cho việc hiểu và xử lý các vấn đề gốc rễ. Điều này dẫn chúng ta đến việc tập trung vào kết quả thay cho nguyên nhân.
Đánh, gào thét, bùng nổ, chửi bới, khóc không thể dỗ được, thể hiện sự lo lắng cao độ, thể hiện các hành vi cực đoan – tất cả đó là những thứ xảy ra bên ngoài. Ở bên trong… là sự sụp đổ thần kinh. Não của đứa con thân yêu của bạn đã đạt đến mức độ quá tải nghiêm trọng. Và những cách bớt cực đoan hơn mà chúng thường dùng để đối phó và xử lý như stim, bịt tai, thu mình, thực hiện một số âm thanh hay vận động nào đó, làm những gì đó để làm dịu và dễ chịu hơn đã không còn có tác dụng nữa, hoặc là đã bị chúng ta chủ động ngăn cản.
Vì vậy thay cho việc ngăn cản hoặc phản bác trước những lời kêu gọi được giúp đỡ của những đứa con thân yêu, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xử lý tất cả những yếu tố đã làm cho con trở nên sụp đổ trước? Nếu chúng ta muốn loại bỏ những yếu tố kích thích trẻ thì chúng ta cần phải biết chúng là gì.
Có 7 nguyên nhân của sụp đổ thần kinh:
- Ở cạnh một người lớn, cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên đang khó chịu
- Bị ép (Đặc biệt là khi trẻ nói không nhưng không được tôn trọng hoặc khi chuẩn bị bắt làm nhanh điều gì đó)
- Xâm phạm vào không gian cá nhân (Chẳng hạn như quá gần trẻ, ôm chúng, bế chúng lên, di chuyển chúng hoặc lấy đồ của chúng không xin phép)
- Quá tải giác quan
- Những gì không đoán trước được (Thường chúng ta sẽ hành động theo những cách không đoán trước được có phải không?)
- Các ranh giới không rõ ràng (Chúng ta hay thay đổi các quy định, đưa ra những ngoại lệ)
- Những “cơn bão sinh học” : Xảy ra khi cơ thể siêu nhạy cảm của trẻ tiếp xúc một đồ ăn hay một chất hóa học nào đó (Điều này sẽ gây ra tạm thời một phản ứng rất mạnh cho cơ thể)
Bạn còn nhớ thuật ngữ “tình huống áp đặt lên con” ở trên?
Nó nói đến những môi trường và các điều kiện trẻ phải đối mặt, thường nằm ngoài sự lựa chọn của chúng. Bảy yếu tố trên đây tạo nên các “tình huống áp đặt lên con”. Nó làm cho con bạn khó khăn hoặc không thể hành động. Con của bạn không phải là vấn đề. Các tình huống áp đặt lên con là vấn đề. Chỉ bằng cách chuẩn đoán chính xác vấn đề chúng ta mới có thể giải quyết được nó. Và nếu chúng ta giải quyết được vấn đề, dấu hiệu và các triệu chứng sẽ biến mất.
Giải quyết các vấn đề thật sự
Chúng tôi đã phát triển một công cụ là “năm bước giải quyết khủng hoảng” để xử lý các nguyên nhân gốc rễ của bùng nổ thần kinh.
Bước một: bắt đầu thực hành một kỹ năng chúng tôi gọi là: “Nhận thức xã hội” (socioception)
Đó là khả năng tìm ra những dấu hiệu căng thẳng của đứa con thân yêu của bạn. Trở thành một nhà thám hiểm và rèn giũa khả năng quan sát của bạn. Con bạn có đang nói “không” nhiều không? Cơ mặt của con có đăng căng lên hay không? Con có đang tránh xa bạn không? Con có đang đẩy bạn đi ra xa không? Nếu như con nói được thì con có đang cao giọng lên không? Hoặc tốc độ con nói có đang nhanh hơn không?
Bước hai: tìm kiếm bất kỳ các cơ hội nào có thể để chấm dứt bất kỳ mọi cuộc tranh giành kiểm soát bằng cách cho con bạn sự tự chủ
Có quan trọng không nếu như chúng ngồi ở bàn với mọi người khi ăn? Có cần thiết không nếu chúng muốn mặc áo màu xanh mà bạn đưa cho chúng áo màu đỏ mà chúng thích? Nếu như có gì đó có vấn đề mà chúng luôn luôn gặp phải ví dụ như ăn tất cả kem ở trong tủ đá? Bạn có thể tránh điều đó bằng cách không mua kem nữa không? Mọi cuộc tranh giành kiểm soát mà có thể tránh được thì sẽ đều là cách tránh sụp đổ thần kinh.
Bước ba: những đứa con thân yêu của chúng ta vô cùng nhạy cảm với trạng thái cảm xúc của chúng ta và mức độ khó chịu của chúng ta
Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để cho chúng thấy bạn bình tĩnh. Nếu như bạn khó chịu, có thể là bởi vì bạn thất vọng với những gì con bạn đang làm hoặc buồn về cái gì khác. Điều đó sẽ kích hoạt sự leo thang khó chịu cảm xúc của con bạn và đó chính là con đường ngắn nhất dẫn đến sụp đổ thần kinh.
Bước bốn: có vô số những yếu tố ở ngoài mối quan hệ của chúng ta với con cũng có thể kích hoạt sụp đổ thần kinh
Ngày hôm nay, bạn hãy thực hiện những bước nhỏ đã. Bạn có thể làm cho môi trường trong nhà của bạn thân thiện từ góc độ giác quan hay không? Có những tiếng ồn ào vì nhiều người nói chuyện, những bản nhạc mà con bạn không chọn, ai đó nói chuyện điện thoại rất to, tivi đang mở phòng khách? Bạn có thể loại bỏ hoặc làm làm nhỏ chúng lại không? Điều làm cho ngôi nhà của bạn trở nên có vẻ nhàm chán hơn. Thế nhưng, thực ra có thể đối với con của bạn sẽ là một ngôi nhà thân thiện hơn, dễ chịu hơn và bớt căng thẳng hơn.
Bước năm: những gì mà có thể chúng ta hay quên trong cố gắng để giảm thiểu sụp đổ thần kinh là những hành động tích cực mà chúng ta có thể làm
Hãy tạo ra những niềm vui, những khoảnh khắc dễ chịu với con của chúng ta – đó là chìa khóa. Chơi trò chơi mà chúng thích. Hãy mát xa cho chúng. Hãy quan tâm đến những gì chúng quan tâm. Hãy cho chúng thấy bạn thấy chúng có năng lực và ăn mừng. Đó sẽ là những hành động tốt đẹp của bạn để chống lại sụp đổ thần kinh bằng việc xây dựng niềm tin và làm cho não của chúng chuyển dần ra khỏi trạng thái chạy trốn hay chống trả.
Sự kết nối đặc biệt
Tôi đã ở nơi mà con của bạn đang ở. Vì vậy tôi biết rằng chúng có khả năng làm được những gì nếu như chúng được tiếp cận bằng cách phù hợp với sự đặc biệt của chúng và không chống lại chúng. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được chẩn đoán tự kỉ nặng. Tôi không có ngôn ngữ và hoàn toàn khép kín ở trong thế giới của tôi. Bố mẹ tôi được thông báo rằng tôi có chỉ số thông minh dưới 30 và tôi sẽ phải sống trong trung tâm cả đời khi lớn lên.
Cha mẹ của tôi đã quay lưng lại với những tiên lượng đó để giúp tôi. Họ tạo ra chương trình The Son Rise và làm việc với tôi trong hơn ba năm. Công sức của họ đã giúp tôi trở thành một đứa trẻ giao tiếp tốt và thoát khỏi những thách thức của tự kỷ. Thay vì bắt tôi phải thích ứng với một thế giới mà tôi chưa hiểu, họ đã hòa mình vào thế giới của tôi trước. Thay vì loại bỏ những triệu chứng của tôi, họ đã tìm cách để xử lý những thứ ở dưới các triệu chứng đó.
Vì vậy cuộc sống của tôi chính là một tuyên bố về giá trị của việc nghe lắng nghe những dấu hiệu của một người, tìm kiếm những nguyên nhân gốc rễ, cố gắng hiểu và tạo ra một thế giới ở đó những người tự kỉ được nâng niu. Đó là thế giới mà bất kể họ bắt đầu từ đâu, họ sẽ đều phát triển.
–Chuyên gia Lê Thị Phương Hoa biên dịch-