Bạn có thể thấy một số người tự kỷ hỏi đi hỏi lại một câu hỏi. Có lẽ cũng giống như khi rất nhiều người bình thường nhắc lại các câu “Anh có khỏe không?”, “Cái gì đang xảy ra vậy?”, “Anh thế nào?”…
Trẻ tự kỷ đặt câu hỏi lặp đi lặp lại có lý do đấy. Nó có thể là một sự “thăm dò”.
Trẻ tự kỷ đặt câu hỏi để kiểm tra xem bạn đang thế nào khi đang liên quan tới họ. Đó chính là câu hỏi về trạng thái tâm lý của bạn với họ.
Điều này không giống các mô hình giao tiếp khác như là sự lặp lại hay chứng nhại lời hay nói lắp… những cách mà chúng ta thấy người tự kỉ học.
Những câu hỏi này không phải là các câu hỏi, không phải để khoe khoang. Đây là một gợi ý để làm giảm bớt mức độ lo lắng của người hỏi, kiểm tra mức độ an toàn của bạn với họ. Kiểm tra xem bạn có phù hợp và an toàn để tiếp tục giao tiếp không.
Nếu như nó được trả lời ngay và đúng thì sẽ đem lại là sự thoải mái dễ chịu. Nó hơn cả việc giao tiếp, nhưng dò hỏi thì càng không phải. Nó là một bài kiểm tra.
Khi tôi thăm dò, tôi hy vọng có được sự an ủi. Tôi đánh giá xem trạng thái tinh thần hoặc mức độ kiên nhẫn. Tôi có thể cần phải nhắc lại câu hỏi của mình rất nhiều lần trước khi tôi cảm thấy mình thật sự an toàn để tiếp tục.
Chất lượng và thời điểm của câu trả lời vô cùng quan trọng đối với tôi để tôi có thể mở lòng và trải nghiệm những khoảng thời gian ít lo lắng trong cuộc đời. Việc này giúp tôi có thể phát triển, có được sự yên tâm về khả năng không phán xét ở bạn, hoặc ở cha mẹ. Nó mang lại mối liên kết, sự an toàn, cảm giác bớt căng thẳng, sự hòa hợp…
Vì vậy có lẽ:
- Hãy nhận biết điều gì đang xảy ra. Câu hỏi thực sự không phải là câu hỏi, nó có lý do, và người hỏi có thể đang rất thiếu an toàn.
- Hãy cố gắng trả lời cùng một cách mỗi lần bằng một giọng ngọt ngào an ủi. Thậm chí bằng một giọng như hát. Trả lời ngay. Những lời khuyên là đừng trả lời để ngừng khuyến khích hành vi thật sự rất độc ác. Bạn sẽ không muốn điều đó được làm với mình khi bạn hỏi một người bạn: “Chúng ta có ổn không?”, hoặc nếu như họ nói với bạn bằng cách mà không cho phép bạn đánh giá được thái độ của họ.
- Chúng tôi cũng đón nhận sự bắt chước nếu điều đó được làm với tinh thần đúng đắn, không phải là giễu cợt hoặc cố tình nhại. Hoặc có thể chuẩn bị các câu hỏi của bạn về người tự kỉ: “Bạn đang cảm thấy căng thẳng hay dễ chịu lúc này?”, “Hôm nay có phải là ngày tốt với bạn không?”. Khi người tự kỉ thăm dò, đó thường là một dấu hiệu tố. Và đó là thời điểm này để bạn có thể kiểm tra được tình trạng nội cảm của họ, các cảm giác bên trong của họ: đói, khát, mệt, lo lắng lạnh, nóng, buồn, sợ hãi, có điều gì không ổn.
Xuất phát từ câu chuyện thực tế
Ở tại trung tâm pháp lý của địa phương (một nhà giam tồi tệ dành cho những người tự kỷ bị bỏ rơi) một số người tự kỉ “thăm dò” thường xuyên, những người khác thì không bao giờ. Khách đến thăm hoặc những nhân viên nào trả lời từ trái tim và tình thương yêu không bao giờ bị tấn công. Những người không làm như vậy sẽ được coi là các mối đe doạ.
Khi một người bạn ở đó hỏi: Bạn được trả lương quá thấp? Bạn làm việc quá nhiều? Tôi biết trả lời: “Luôn luôn như vậy bạn ạ”. Khoảng 20 phút sau là các câu hỏi thăm dò kết thúc. Chúng đã làm xong việc của mình. Ricky chỉ muốn được biết nó có thể ở đây với tôi, tìm thấy một trạng thái tinh thần ít lo lắng ở tôi để nó có thể hoà đồng. Và sau đó thì sự giao tiếp tuyệt vời sẽ diễn ra.
Khi những người bình thường đến và nói: “Thời tiết hôm nay đẹp nhỉ?” hoặc “Trận chung kết hôm qua thật tuyệt vời có phải không?” cả chục lần mỗi ngày, thì sự thăm dò cũng giống như vậy – chỉ là trong dạng phổ biến hơn, đa số người dùng hơn, cường độ thấp hơn và ít lặp lại hơn.
Thăm dò không phải chỉ là giao tiếp. Nó có thể cũng giống như việc tấn công người khác nhưng nó rất mạnh mẽ, có mục tiêu và rất hữu ích khi được nhìn nhận đúng đắn.
Tâm sự của một người tự kỷ