Hầu hết các bậc cha mẹ đều là những người tốt. Nhưng nếu con cái của bạn là ADHD, “tốt” có thể là chưa đủ. Để đảm bảo con bạn hạnh phúc và được điều chỉnh tốt ngay bây giờ và trong tương lai – và tạo ra một môi trường gia đình yên bình – bạn phải trở thành một người cha mẹ tuyệt vời.
May mắn thay, nó dễ dàng hơn bạn tưởng tượng để đi từ tốt đến tuyệt vời. Chỉ cần điều chỉnh trong kỹ năng nuôi dạy và tương tác với trẻ ADHD của mình. Đây là những cách hữu hiệu.
Hãy tin tưởng vào tương lai của con bạn
Thật không dễ dàng để chấp nhận rằng có điều gì đó không hoàn toàn “bình thường” ở con bạn. Nhưng một đứa trẻ cảm nhận được sự oán giận của cha mẹ – và sự bi quan của họ về triển vọng của mình – sẽ không có khả năng phát triển lòng tự trọng và tinh thần muốn làm để trở thành một người lớn biết điều chỉnh.
Hãy đối xử và nuôi dạy trẻ ADHD như là người mà bạn muốn nó trở thành. Điều này sẽ giúp nó trở thành người đó.
Trở thành một tấm gương tốt
Cha mẹ là tấm gương có ảnh hưởng nhất của trẻ, nên hãy suy nghĩ kỹ về hành vi của mình. Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân, sao bạn có thể mong con thực hiện khả năng tự chủ?
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy tức giận với con là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn liên tục hét vào mặt nó là không được. Bạn không la hét và chửi bới bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy bạn nên biết mình có thể kiểm soát cơn giận của mình.
Đừng vội nói “không” khi nuôi dạy trẻ ADHD
Tất cả trẻ em cần được nói “không” vài thời điểm để ngăn chúng làm gì đó nguy hiểm. Nhưng nhiều phụ huynh lại tự động nói “không”. Và một đứa nghe “không” nhiều sẽ có xu hướng nổi loạn. Điều này sẽ trở nên tệ hơn nếu ngay từ đầu nó đã bốc đồng.
Cha mẹ thông minh biết khi nào nên nói “không”, khi nào nên hít thở sâu và trả lời bằng câu khẳng định, hợp lý hơn để tránh một cuộc đối đầu khó chịu.
Chú ý đến hành vi tích cực
Nhiều bậc cha mẹ bỏ qua tất cả cách tích cực mà con họ cư xử. Ngược lại, kết quả tiêu cực có thể gây ra cơn đau cho gia đình, ảnh hưởng mọi khía cạnh cuộc sống.
Sal Severe, Tiến sĩ và tác giả của cuốn sách Cách cư xử cho trẻ mẫu giáo của bạn bắt chước, cho biết:
“Hãy nhận ra con bạn giỏi hoặc làm điều gì đó tốt và khen ngợi con. Bằng cách khen ngợi những hành vi mong muốn, bạn dạy nó những gì bạn muốn – chứ không phải những gì bạn không muốn.”
Dự đoán các tình huống có thể bùng nổ
George DuPaul, Ph.D, giáo sư tâm lý học tại Đại học Lehigh ở Bethlehem, Pennsylvania, giải thích:
“Cha mẹ dành nhiều thời gian ở chế độ phản ứng thay vì suy nghĩ và lập kế hoạch trước. Chỉ cần một kế hoạch đơn giản để giữ trải nghiệm tích cực không trở thành tiêu cực đối với tất cả những người liên quan.”
“Dù bạn làm gì, hãy kiên định. Tất cả trẻ em đều được hưởng lợi từ sự nhất quán, nhưng trẻ ADD, đặc biệt, rất cần sự nhất quán đó. Đó không phải là thứ xa xỉ cho chúng. Trẻ đã vốn đã cảm thấy như mình dành phần lớn thời gian mất cân bằng. Một sự thay đổi phút chót trong lịch trình hoặc gián đoạn một thói quen có thể tàn phá chúng.”
Tránh tin vào những nhận xét tiêu cực
Không có gì là vui khi nghe người khác mô tả con bạn “chậm chạp” hoặc không có động lực. Nhưng đừng để những nhận xét tiêu cực ngăn bạn nuôi dạy và ủng hộ nhu cầu giáo dục của con. Những đứa trẻ mắc chứng ADD có thể thành công nếu chúng nhận được sự giúp đỡ mà chúng cần.
Tiến sĩ DuPaul cho biết:
“Mặc dù đúng là tâm trí của con bạn hoạt động khác biệt, nhưng chắc chắn nó có khả năng học hỏi và thành công giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.”
Nuôi dạy trẻ AHDH với sự kỷ luật, không trừng phạt
Bạn đã từng phàn nàn với bạn bè: “Tôi đã la hét, giảng giải, đe dọa, cho nghỉ, và thậm chí đánh đòn – và chẳng có gì hiệu quả cả!” Bạn có thấy vấn đề với cách tiếp cận này không? Bất kỳ đứa trẻ nào tiếp xúc với nhiều loại “cây gậy” như vậy sẽ cảm thấy bối rối.
Thay vì trừng phạt mọi vi phạm, hãy tuân thủ một chương trình sửa đổi hành vi nhất quán. Xác định các mục tiêu có thể đạt được và khen/ăn mừng để tạo động lực cho đến khi hành vi đó trở thành thói quen.
Phân biệt giữa thách thức và mất tập trung
Hãy tưởng tượng việc bảo con bạn dọn giường cho mình. Bây giờ, hãy tưởng tượng nó, vài phút sau, đang nằm trên chiếc giường chưa dọn để chơi bài. Bạn nên làm gì?
Cách tiếp cận tốt nhất có thể là nhắc nhở con bạn những gì bạn muốn con làm. Hình phạt có ý nghĩa nếu rõ ràng là con bạn đang thách thức – nếu con không chịu dọn giường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một đứa ADHD không tuân thủ vì nó trở nên mất tập trung. Khi bạn liên tục phạt trẻ vì hành vi không thể kiểm soát, bạn đã làm chúng thất vọng.
Bỏ các câu miêu tả
Những đứa trẻ luôn nghe những điều không hay về bản thân sẽ tin vào những điều này. Dù hành vi của con có khiến bạn bực bội đến đâu, đừng bao giờ gọi con là “lười biếng” hoặc bất cứ gì khác có thể gây tổn thương.
Hãy nhớ rằng một số hành vi có vấn đề của ADHD có thể phổ biến trong trẻ em ở tuổi đó. Đọc về các giai đoạn phát triển thời thơ ấu – đặc biệt nếu con là đầu lòng của bạn.
Làm cho con bạn có trách nhiệm, không phải thuốc
Ai cũng biết là đối với nhiều trẻ em ADD, việc dùng thuốc phù hợp sẽ tạo sự khác biệt rất lớn trong hành vi. Nhưng không có nghĩa là thuốc là thứ duy nhất tạo ra khác biệt. Khi bạn nói như vậy sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy rằng hành vi tốt chẳng liên quan gì đến nỗ lực của bản thân. Khi bạn bắt gặp con mình làm điều gì đó mà bạn đã nhiều lần yêu cầu con không được làm, đừng hỏi: “Con quên uống thuốc sáng nay à?”. Và đừng đe dọa tăng liều lượng cho nó vì nó đã làm điều gì đó không phù hợp.
Tiến sĩ Kenneth Brown-Gratchev, Psy.D., nói:
“Cha mẹ có trách nhiệm phải gửi một thông điệp rõ ràng. Mặc dù thuốc sẽ cải thiện các kỹ năng mà nó sở hữu, nhưng nó sẽ không giải quyết tất cả những rắc rối của nó.”
Cho con bạn tham gia giải quyết vấn đề
Carol Brady, Tiến sĩ và bác sĩ tâm thần tại Houston cho biết: “Khi bạn hợp tác với con mình để giải quyết những hành vi tiêu cực, bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yêu thương, hỗ trợ ở nhà.”
Lần sau khi phòng của con bạn bừa bộn, hãy nói với con rằng: “Chúng ta có một vấn đề và cha/mẹ cần sự giúp đỡ của con để giải quyết nó.” Nói rằng bạn rất khó cho con ngủ tối vì bạn có thể giẫm lên đồ chơi của nó. Yêu cầu nó đóng góp ý kiến. Con bạn càng tham gia nhiều vào giải pháp, thì kết quả càng tốt.
Đừng đổ lỗi cho người khác
Bạn có phải là loại cha mẹ nhận thấy lỗi với tất cả mọi người, ngoại trừ con bạn? Bạn có nói những câu như “Giá như giáo viên tốt hơn thì con trai tôi sẽ không gặp nhiều khó khăn ở trường”?
Những người khác có thể góp phần vào vấn đề của con bạn. Nhưng cứ đổ lỗi hoàn toàn cho người khác sẽ khuyến khích con tìm cách giải quyết dễ dàng – Tại sao nó phải chịu trách nhiệm bản thân về hành động của mình nếu nó có thể đổ lỗi người khác?
Nhận hỗ trợ khi nuôi dạy trẻ ADHD
Một số việc trong cuộc sống không thể hoàn thành tốt một mình. Nuôi dạy trẻ ADHD là một trong số đó. Brown-Gratchev nói:
“Nếu bạn áp dụng phương pháp Clint Eastwood, bạn sẽ kiệt sức về mặt tinh thần và thể chất. Hãy xây dựng một cộng đồng hỗ trợ. Bằng cách đó, khi bạn quá tải hoặc không thành công theo thời điểm, thì sẽ có người giúp bạn gắn kết lại nữa.”
– Theo ADDitude –
– Gánh Xiếc biên dịch –